Trồng đậu xanh cải tạo đất
Đậu xanh là cây cải tạo đất, phủ đất và phát huy tài nguyên khí hậu, đất đai có hiệu quả
Nội dung trong bài viết
Đậu xanh là cây ngắn ngày, sinh trưởng khỏe, dễ thích ứng với nhiều loại đất và kiểu khí hậu khác nhau. Thời gian sinh trưởng trung bình dao động trong phạm vi 60 – 90 ngày.
Đậu xanh có thể trồng được nhiều vụ trong năm (trừ mùa dông lạnh) với nhiều hình thức rất đa dạng và phong phú. Chúng có thể trồng xen, trồng gối, trồng thuần trên nhiều vùng và nhiều chân đất khác nhau.
Đậu xanh có thể tham gia với các mức độ khác nhau trong các phương thức trồng xen, trồng gối, trồng hỗn hợp.
Trong phương thức trồng xen, đậu xanh được trồng thành từng hàng theo những tỷ lệ khác nhau với các hàng cây trồng chính. Thời gian sinh trưởng của cây đậu xanh ngắn, nên chúng thường được thu hoạch sớm. Thời kỳ thu hoạch đậu xanh trùng với thời kỳ phát triển mạnh về chiều cao và diện tích lá của cây trồng chính. Trồng xen đậu xanh không những không gây ra những ảnh hưởng xấu đối với cây trồng chính, mà còn có tác dụng phủ đất, ngăn ngừa cỏ dại và cung cấp cho cây trồng chính một lượng phân hữu cơ do bộ rẻ còn để lại trong đất sau khi thu hoach và một lượng đạm, do nốt sần rễ đậu hút từ không khí vào đất.
Đậu xanh có thể trồng xen với mía, ngô, hướng dương, bông, đay, sắn, khoai tây và một số loại cây trồng khác. Thực tế trồng xen đậu xanh với ngô ở đồng bằng sông Cửu Long với phương thức trồng 1 hàng ngô xen với 1 hàng đậu xanh mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

Hiệu quả các công thức trồng xen ngô và đậu xanh
Ở các tỉnh vùng đổng bằng sông Cửu Long, nông dân trồng xen ngô với đậu xanh bằng cách: sau khi thu hoạch lúa Đông – Xuân, người ta tiến hành trồng xen ngô với lúa Hè – Thu, sau đó làm thêm vụ lúa nổi.
Cây trồng chính được tiến hành gieo trồng đúng thời vụ như bình thường. Một thời gian trước khi thu hoạch cây trồng chính, tiến hành trồng xen đậu xanh thành từng hàng bên cạnh các hàng cây trồng chính. Tỷ lệ các hàng cây đậu xanh so với số hàng cây trồng chính tùy thuộc vào độ phì nhiêu của đất đai và tình trạng sinh trưởng của cây trồng chính.
Nông dân dùng phương thức trồng gối để nâng thêm số vụ cây trồng trong một năm, từ đó nâng thêm tổng thu nhập trên một đơn vị diện tích. Trồng gối còn là biện pháp tranh thủ thời gian để kịp thu hoạch thêm một vụ gieo trồng trong 1 khoảng thời gian còn lại để làm nông nghiệp qưá ngắn. Ở một số địa phương vùng đồng bầng sông Hồng, trừ các chân đất ngoài bãi sông, nông dân thường áp dụng công thức trồng: ngò hay lạc xuân + nước ngập + cây vụ Đông. Để tranh thủ khoảng thời gian ngắn trước khi nước ngập, người ta trồng gối vụ đậu xanh vào cây trồng vụ Xuân (ngô hoặc lạc). Trước khi thu hoạch cây vụ Xuân 25 – 30 ngày, người ta gieo đậu xanh vào luống cây trồng chính. Sau khi thu hoạch xong cây trồng chính, đậu xanh trồng xen phát triển nhanh chóng và cho thu hoạch trước khi nước sóng tràn vào ngập ruộng.
Để thực hiện việc trồng gối cần đáp ứng được các yêu cầu sau đây:
Lựa chọn thời gian trồng gối thích hợp để không làm ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng chính.
Giống đậu xanh được sử dụng để trồng gối cần phải có khả năng tự hồi phục nhanh và phát triển mạnh sau khi thu hoạch cây trồng chính. Đậu xanh trồng gối cần có khả năng chịu bóng cây trong thời kỳ đầu của quá trình sinh trưởng khi đậu xanh còn phát triển dưới bóng cây của cây trồng chính.
Giống đậu xanh trồng gối cần phải có thời gian sinh trưởng ngắn, thường là phải dưới 75 ngày, phải phát triển nhanh và chín tập trung để có thể kịp thu hoạch trước khi nước sông dâng lên, tránh nước ngập làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng hạt đậu.
Luân canh: cây đậu xanh có vị trí quan trọng trong các hệ thống luân canh ở nhiều nước Đông Nam Á, Ấn Độ, Châu Phi, Ôxtrâylia… Hàng năm, tùy theo điều kiện sinh thái của từng vùng, cây đậu xanh có thể trồng vào vụ Xuân, vụ Hè, vụ Thu trong các hệ thống luân canh cùng với cây lương thực, cây thực phẩm.
Ở nước ta, đậu xanh thường được trồng luân canh với lúa, mía, lạc, ngô. Ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, vào tháng 12, sau khi thu hoạch lúa nổi, nông dân thường gieo trồng đậu xanh bằng cách đơn giản là chọc lỗ tra đậu xanh mi lấp bằng tro. Năng suất vụ đậu xanh này thường là 10 – 15 tạ/ha. Ở vùng đất bồi ven sông thuộc đồng bằng sông Cửu Long đậu xanh thường đưa vào các hệ thống luân canh sau đây:
Đậu xanh + lạc (năng suất tương ứng là 12 – 20 tạ/ha).
Lạc + ngô + đậu xanh (năng suất lương ứng là 20 – 40 – 6 -> 8 tạ/ha).
Mía + đậu xanh (năng suất tương ứng là 400 – 8 tạ/ha).
Lúa + đậu xanh + lúa (năng suất tương ứng là: 40 – 15 – 40 tạ/ha).
Tham gia vào các hệ thống luân canh, đậu xanh góp phần vào quá trình cải tạo, nâng cao độ phì nhiêu của đất thông qua việc làm thay đổi thành phần dinh dưỡng, cải thiện các tính chất lý hóa, sinh học đất, nâng cao khả năng hoạt động của tập đoàn vi sinh vật đất. Mặt khác, các chế độ luân canh cũng tạo thêm điều kiện để cây đậu xanh phát huy được các đặc tính tốt của mình. Từ đó mà nâng cao hiệu qua sử dụng đất, khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nâng cao hiệu quả kinh tế.

Hiệu quả kinh tế của một số công thức luân canh có cây đậu xanh tham gia ở An Giang