Just another WordPress site

Tìm hiểu chăn nuôi gà Mía

Chăn nuôi gà Mía phát triển nhất ở Sơn Tây – Hà Nội. Gà mía cũng như gà Ri, đây là giống gà nội địa Việt Nam. Giống gà này nằm trong ngân hàng Gen cần được bảo tồn giống. Không chỉ vây, Giống gà này đang được đầu tư chăn nuôi thương phẩm và được người tiêu dùng rất ưa chuộng.

Nội dung trong bài viết

  • Đặt điểm giống gà Mía
  • Đặt điểm sinh trưởng gà Mía
  • Kỹ thuật chăn nuôi gà mía

Đặt điểm giống gà Mía

Gà mía trưởng thành có những đặt điểm rất riêng mà nhìn vào người ta nhận ra ngay. Con trống có màu lông đỏ sẫm xen kẽ lông màu đen ở đuôi, đùi, lườn, hai hàng lông cánh xanh biếc. Con mái có lông màu vàng nhạt xen kẽ long đen ở cánh đuôi, lông cổ có màu nâu. Gà có mắt sâu, mào đơn, chân có 3 hàng vảy, da đỏ sắc lông gà trống màu tía, ga mái màu nâu xám hoặc vàng. Nói chung màu lông gà Mía tương đối thuần nhất. Tốc độ mọc lông chậm, đến 15 tuần tuổi mới phủ kín lông ở gà trống.

Điểm đặt biệt của gà mía là gà mái trưởng thành có màu lông nâu như màu lá chuối khô, khi đẻ 2-3 lứa phần lườn gà nhô ra (Có khi đây mới chính là lý do gà có tên là gà mía, vì phần này dân gian hay gọi là lá mía của gà). Gà mía trống mào gà và tai rất dài, đỏ tía, chân có 2 dãi màu hồng chạy dài từ gối xuống bàn chân.

chăn nuôi gà Mía
Đặt điểm chăn nuôi gà Mía

Đặt điểm sinh trưởng gà Mía

Gà Mía từ 40 – 42 ngày tuổi cho trọng lượng đạt 0,6 – 0,8 kg/con, 72 ngày tuổi đạt 1,3 – 1,5 kg/con, 90 ngày tuổi đạt trọng lượng 2,2 kg/con. So với việc chăn nuôi gà ri, gà mía có trọng lượng lớn hơn nên chăn nuôi lấy thịt hiệu quả kinh tế cao.

Tuy nhiên, gà mía là giống gà lười trứng. Mỗi năm, Gà mía chỉ sinh từ 50 đến 70 trứng mỗi năm. Tuổi đẻ trứng của chúng khá muộn 7-8 tháng, khối lượng trứng 50 – 55 g. Do đó, tuy chất lượng trứng cao, thị trường rất ưa chuộng nhưng nuôi gà mía lấy trứng không mang lại hiệu quả kinh tế.

Gà Mía có chất lượng thịt thơm, da giòn, mỡ dưới da ít, có vị ngọt, đậm đà dai mềm thơm thịt, thịt chắc, màu trắng, da vàng ăn rất giòn, đậm ngọt. Ngoài những chất albumin, chất béo, thịt gà còn có các vitamin A, B1, B2, C, E, a-xít, can-xi, phốt pho, sắt. Hàm lượng protein và phức hợp của amino a-xít trong thịt gà có ảnh hưởng tích cực đến não bộ có tác dụng cải thiện huyết áp và nhịp tim.


Theo Đông Y, loại thịt này còn chữa băng huyết, xích bạch đới, lỵ, ung nhọt, là loại thực phẩm bổ âm cho tỳ vị, bổ khí, huyết và thận. Đặc biệt, thịt gà có tác dụng bồi bổ cao cho người bị bệnh lâu ngày, dạ dày bị phong hàn, suy yếu không hấp thu được thức ăn. Ngoài bổ khí huyết, thịt gà còn giúp trừ phong.

Kỹ thuật chăn nuôi gà mía

Gà mía có sức khoẻ rất tốt, ít bệnh tật. Thích nghi với môi trường tự nhiên Việt Nam rất tốt. Tuy nhiên, khi bà con nuôi gà Mía thưởng phẩm đừng chủ quan. Phải thực hiện từng bước chăn nuôi gà.

Xây dựng chuồng trại nuôi gà mía: Đa phần gà mía được chăn nuôi thả vườn. Vì vậy, đã không coi trọng chuồng trại cho gà. Đó là một sai lầm nghiêm trọng. Chuồng giúp gà trú ẩn an toàn trong điều kiện thời tiết không thuận lợi. Ngoài tra, chuồng còn giúp bà con điều tiết bữa ăn thêm cho gà, cho gà ăn theo bữa. Điều tiết việc cho gà ăn đúng giờ sẽ giúp đàn gà phát triển đúng lộ trình và đồng đều.

Chọn giống gà mía: Thời điểm chọn gà con về nuôi tốt nhất là lúc một ngày tuổi. Lông tươi, xốp, bụng thon, mắt sáng đó là dấu hiệu của gà con khoẻ mạnh, không dị tật, đi lại bình thường. Bắt từng con gà, cầm trên tay quan sát bộ lông và tất cả các bộ phận đầu, mỏ, cổ, chân, bụng, lỗ huyệt để phát hiện các khuyết tật. Thả gà trên sàn để quan sát dáng đi lại. Những gà đạt các tiêu chuẩn trên chọn để nuôi.