Thức ăn giàu protein cho vật nuôi
Năng lượng trong thức ăn giàu protein
Nhóm thức ăn giàu protein có nồng độ năng lượng trao đổi không cao như nhóm thức ăn giàu năng lượng. Trừ bột cá lợ và bột cá mặn, năng lượng trao đổi trong một kg thức ăn với độ ẩm 10% – 13% thường từ 2.200 – 2.700 Kcal đổi với gia súc nhai lại, 2.500 – 3.200 đổi với lợn và 2.000 – 2.600 Kcal đổi với gia cầm. Nồng độ năng lượng này phù họp hoặc lớn hơn so với yêu cầu năng lượng trao đổi trong thức ăn của gia súc nhai lại (trừ sữa thay thể của bê, nghé), phù hợp với yêu cầu thức ăn của lợn các loại (trừ thức ăn cho lợn con tập ăn và sau cai sữa) và của gia cầm sinh sản. Đối với gia cầm nuôi thịt, lợn con theo mẹ và sau cai sữa, bê, nghé dùng sữa thay thế thì nồng độ năng lượng trong thức ăn giàu protein thấp hơn so với yêu cầu năng lượng trao đổi trong thức ăn của chúng (3.000 – 3.200 Kcal/lkg thức ăn).
Nội dung trong bài viết
- Năng lượng trong thức ăn giàu protein
- Thành phần dinh dưỡng của thức ăn giàu protein
- Khoáng trong thức ăn giàu protein
- Vitamin trong thức ăn giàu protein

Nhóm thức ăn giàu protein không phải là nguồn cung cấp năng lượng chính trong khẩu phần. Tuy nhiên, nếu khẩu phần có chứa trên dưới 20% khô dầu (đậu tương, lạc…) thì năng lượng của nó cũng chiếm một tỷ lệ khá lớn của khẩu phần. Vì giá thức ăn của protein cao hơn các loại thức ăn khác nên người ta chỉ phối hợp thức ăn giàu protein vào thức ăn hỗn hợp vừa đủ bảo đảm tiêu chuẩn protein trong thức ăn hỗn hợp.
Thành phần dinh dưỡng của thức ăn giàu protein
Thành phần dinh dưỡng của một số loại thức ăn giàu protein thông dụng ở Việt Nam được trình bày tại bảng dưới.

Protein và axit amin trong thức ăn giàu protein
Người ta chia thức ăn giàu protein thành 2 nhóm: Nhóm 1 là thức ăn giàu protein có nguồn gốc động vật nhóm này thường có hàm lượng protein từ 30% – 60%, cá biệt đến 80% (bột máu), còn nhóm 2 là thức ăn giàu protein có nguồn gốc thực vật, nhóm 2 có hàm lượng protein thấp hơn, khoảng từ 20% – 45%. Nhóm 1 thường đắt hơn và nguồn cung thường ít hơn so với nhóm 2, nên người ta thường bố trí phối họp vào thức ăn hỗn hợp hai nhóm này với tỷ lệ 1:3 đến 1:10 tùy theo đối tượng vật nuôi và yêu cầu tỷ lệ protein trong thức ăn. Thường vật nuôi ở giai đoạn đầu và đang sinh trưởng, yêu cầu chất lượng và tỷ lệ protein trong thức ăn cao thì bố trí tỷ lệ 1:3 – 5, còn vật nuôi ở các giai đpạn khác, yêu cầu chất lượng và tỷ lệ protein trong thức ăn thấp thì bố trí ở tỷ lệ 1:6 – 10.
Aixt amin trong thức ăn giàu protein vừa có hàm lượng cao, vừa có tỷ lệ khá cân đối giữa các axit amin

Thức ăn giàu protein có hàm lượng lysin dao động tư IU – DU g/Kg thức ăn (1 – 5%). Ví dụ: Khô dầu đỗ tương có gần 28 g/kg thức ăn (2,8%), và bột cá có khoảng 40 – 60 g/kg thức ăn (4 – 6%). Nhu cầu lysin của vật nuôi nằm trong khoảng 8 – 12 g/kg thức ăn (0,8 – 1,2%). Như vậy, thức ăn giàu protein không những đáp ứng yêu cầu lysin trong thức ăn của vật nuôi, mà nó còn có thể bù đắp cho sự thiểu hụt lysin của thức ăn giàu năng lượng trong toàn bộ khẩu phần. Ví dụ: Yêu cầu lysin trong thức ăn của vật nuôi là 10 g/kg thức ăn, nếu lysin trong ngô là 3g, khô dầu đậu tương là 28g, bột cá là 50g/kg thức ăn, thì phối hợp 75% ngô với 5% bột cá và 20% đậu tương là đáp ứng đủ yêu cầu này. Để giảm giá thành thức ăn, người ta thường thay thế một phần bột cá, khô dầu đậu tương bằng các thức ăn giàu protein khác, các thức ăn này nghèo ly sin hơn và gây thiếu ly sin. Trong trường hợp đó phải bổ sung thêm lysin tổng hợp vào thức ăn. Mức bổ sung thường là 0,01 – 0,05%.
Methionin trong thức ăn giàu protein cũng có hàm lượng khá cao, khoảng 5 – 7 g/kg thức ăn (0,5 – 0,7%), riêng bột cá thì lớn hơn, khoảng 7-20 g/kg thức ăn (0,7 – 2,0%) tùy theo tỷ lệ protein trong bột cá. Trong khi đó, yêu cầu methionin trong thức ăn của vật nuôi khoảng từ 3 – 5 g/kg thức ăn (tương ứng với 0,3 – 0,5%). Như vậy, thức ăn giàu protein cũng đáp ứng đủ yêu cầu methionin trong thức ăn của vật nuôi và phân nào còn bù đắp cho sự thiếu hụt methionin của thức ăn giàu năng lượng. Ví dụ, yêu cầu methionin trong thức ăn của vật nuôi là 4 g/kg thức ăn, còn methionin trong bột cá là 1lg/kg thức ăn, khô dầu đậu tương là 5,7g, ngô là l,3g thì phối hợp mức bột cá, khô dầu đậu tương và ngô với tỷ lệ 10:40:60 sẽ đáp ứng đủ methionin theo yêu cầu. Nhưng trong thực tế, người ta không phối họp bột cá với khô dầu đậu tương ở mức cao như vậy. Vì giá thành của thức ăn sẽ quá cao, protein và một số axit amin khác sẽ vượt quá yêu cầu, gây ra mất cân đối. Trong trường hợp này, người ta chỉ phôi hợp bột cá, khô dầu đậu tương ở mức hợp lý, sự thiếu hụt methionin sẽ bù đắp bằng cách bổ sung methionin tổng hợp. Mức bổ sung thường là từ 0,03 – 0,1 % trong thức ăn.
Hàm lượng threonin trong thức ăn giàu protein khá cao, dao động từ 10 – 20 g/kg thức ăn (1 – 2%), trong khi đó yêu cầu threonin trong thức ăn của lợn thịt, gà đẻ trứng chỉ từ 4 – 6g (0,4 – 0,6%), của gà thịt lá 7 – 8 g/kg thức ăn (0,7 – 0,8%). Như vậy, thức ăn giàu protein luôn đáp ứng thừa yêu cầu threonin, nó có thể bù đắp threonin cho sự thiêu hụt threonin của thức ăn giàu năng lượng để cân đối threonin trong thức ăn hỗn hợp.
Hàm lượng tryptophan trong thức ăn giàu protein vào khoảng 5 – 6 g/lkg thức ăn (0,5 – 0,6%), yêu cầu tryptophan trong thức ăn của lợn thịt, gà đẻ trứng và gà thịt chỉ từ 1,0 – 2,0 g/kg thức ăn (0,1 – 0,2%). Do đó, thức ăn giàu protein đáp ứng thừa tryptophan và có thể dùng phần dư thừa này để bù đắp cho sự thiếu hụt tryptophan của các thức ăn khác trong thức ăn hỗn hợp.
Hàm lượng các axit amin khác cũng rất cao, tính theo g/kg thức ăn và phần trăm trong thức ăn thì arginin có hàm lượng khoảng từ 15 – 50g (1,0 – 5,0%), isoleucin: Khoảng từ 10 – 20g (1,0 – 2,0%), leucin: Khoảng từ 20 – 40g (2,0 – 4,0%), phenylalanin: Khoảng từ 10 – 25g (1,0 – 2,5%), valin: Khoảng từ 10 – 30g (1,0 – 3,0%) và glycin: Khoảng từ 20 – 50g (2,0 – 5,0%). Các axit amin này của thức ăn giàu protein đáp ứng thừa theo yêu cầu và nó có thể bù đắp cho sự thiếu hụt các axit amin tương ứng của các thức ăn khác trong thức ăn hỗn hợp.
Khoáng trong thức ăn giàu protein
Nhóm thức ăn giàu protein có nguồn gốc động vật có hàm lượng canxi khá cao, khoảng 50 – 70 g/lkg thức ăn (5 – 7%), và có hàm lượng photpho thấp hơn canxi, khoảng 20 – 30 g/lkg thức ăn (2 – 3%). Tỷ lệ canxi và photpho trong thức ăn giàu protein có nguồn gốc động vật đáp ứng yêu cầu về tỷ lệ này trong thức ăn của vật nuôi (1,5 – 2,0: 1,0).
Tỷ lệ Ca: p của thức ăn giàu protein có nguồn gốc thực vật cũng giống như thức ăn giàu năng lượng. Đó là hàm lượng photpho lớn hơn canxi. Hàm lượng canxi khoảng 2,5 – 4,5 g/kg thức ăn (0,25 – 0,45%). Hàm lượng photpho khoảng 4,5 – 6 g/kg thức ăn (0,45 – 0,6%). Yêu cầu photpho trong thức ăn khoảng 5,0 – 7,5 g/kg thức ăn (0,5 – 7,5%). Như vậy, photpho trong thức ăn vẫn còn thiếu khoảng 20% so với yêu cầu.
Để bù đắp sự thiếu hụt canxi, photpho và cân đối tỷ lệ giữa chúng, người ta bổ sung bột đá vôi (CaC03), Dicanxiphotphat (DCP), bột xương, bột vỏ sò… vào thức ăn.

Hàm lượng các khoáng vi lượng trong thức ăn giàu protein khá cao. Hàm lượng sắt từ 100 – 800 mg/1 kg thức ăn, đồng: 15 – 30 mg, mangan: 20 – 60 mg, kẽm từ 30 – 60 mg/lkg thức ăn. Trong khi đó, yêu cầu sắt trong thức ăn của lợn khoảng từ 50 – 100 mg/kg thức ăn, Cu: 2 – 6, Mn: 2 – 20, Zn: 50 – 100, còn đối với gà thì Fe: 50 – 80, Cu: 4 – 8, Mn: 30 – 60, Zn: 30 – 40 mg/kg thức ăn (90% VCK). Như vậy, thức ăn giàu protein đáp ứng đủ và thừa các khoáng vi lượng Fe, Cu, Mn, Zn. Tuy nhiên, thức ăn giàu protein có tỷ lệ không lớn trong thức ăn hỗn hợp, khoảng từ 10 – 30%. Vì vậy, thức ăn hỗn họp vẫn có thể thiểu các nguyên tố này. Trong trường hợp đó, người ta bổ sung khoảng vi lượng vào trong thức ăn.
Vitamin trong thức ăn giàu protein
Thức ăn giàu protein hầu như không có caroten và vitamin D. Đây là điểm hạn chế của thức ăn này. Nó chỉ giàu vitamin B4 và pp, còn các vitamin khác thuộc nhóm B, tuy có, nhưng với hàm lượng thấp. Vì vậy, khi phối hợp thức ăn giàu protein có nguồn gốc thực vật với tỷ lệ lớn vào khẩu phần (khoảng trên, dưới 20%), cần đặc biệt quan tâm đến việc thiếu hụt vitamin trong thức ăn.
