Phòng trị bệnh gumboro ở gà con
Bệnh gumboro ở gà thường phát bệnh ở giai đoạn 30-60 ngày tuổi. Khi mới phát đàn gà trông nhớn nhác, gà con bứt rứt khó chịu hay chạy nhảy lung tung, gà mổ cắn lẫn nhau, cơ hậu môn co bóp mạnh, sau đó giảm ăn uống, lông xù, lù đù, thể trọng giảm nhanh, đi lại run rẩy. Bệnh lây lan rất nhanh, mấy ngày có thể toàn đàn gà bị bệnh. Là bệnh truyền nhiễm lây lan cấp tính thường xảy ra ở gà non với bệnh tích đặc trưng là thay đổi ở túi fabricius (túi nằm ở phía trên hậu môn).
Nội dung trong bài viết
- Nguyên nhân gây bệnh
- Lây truyền bệnh
- Triệu chứng, bệnh tích
- Chẩn đoán bệnh Gumboro ở gà
- Phòng và trị bệnh Gumboro
- Phòng bệnh
- Vệ sinh thú y phòng bệnh Gumboro:
- Điều trị bệnh gumboro

Benh gumboro giai doan dau
Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh gây ra do virus thuộc họ Birnaviridae. Virus rất bền vững trong clorofooc và khó tiêu diệt ở những trại nhiễm mầm bệnh. Virus chịu được nhiệt độ 56° trong 30 phút: Đề kháng được với thuốc sát trùng phenol 0,5%, thioraerosal 0,125% formalin 0,5% trong 6 giờ.
Trong môi trường axit và kiềm nhẹ (pH = 2, pH = 12), virus không chết, ở môi trương tự nhiên virus có thể tồn tại 54-122 ngày, Formol 5% mới có tác dụng diệt virus.
Lây truyền bệnh
Bệnh lây lan rộng, rất dễ dàng từ gà này sang gà khác bởi phân, hơi thở, dịch viêm, qua thức ăn, dày dép, quần áo, dụng cụ chăn nuôi giữa các trại. Truyền lây qua trứng, qua vaccin được chế từ trứng gà nhiễm mầm bệnh.
Triệu chứng, bệnh tích
Gà thường phát bệnh ở giai đoạn 30-60 ngày tuổi. Khi mới phát đàn gà trông nhớn nhác, gà con bứt rứt khó chịu hay chạy nhảy lung tung, gà mổ cắn lẫn nhau, cơ hậu môn co bóp mạnh, sau đó giảm ăn uống, lông xù, lù đù, thể trọng giảm nhanh, đi lại run rẩy. Bệnh lây lan rất nhanh, mấy ngày có thể toàn đàn gà bị bệnh.
Khi virus vào cơ thể, vi sinh sôi phát triển trong đai thực bào, lâm ba cầu, rồi vào túi fabracius (túi nằm ở phía trên hậu môn). Túi fabricius viêm sưng to, sau đó teo nhỏ không còn khả năng sản sinh kháng thể, sức chống đỡ bệnh qua cơ thể kém hẳn, khả năng bội nhiễm các bệnh truyền nhiễm không lên.
Gà bệnh, phân lúc đầu loãng và trắng, sau loãng và nâu, phân dính xung quanh hậu môn, Gà đi lại run rẩy. Tỷ lệ chết 10-20%, nếu kết hợp bệnh khác thì bệnh sẽ nặng hơn, tỷ lệ chết tới 50-60%.

Gà có triệu chứng bệnh Gumboro
Virus làm giảm sức chống đỡ bệnh hay giảm hệ thống miễn dịch. Bệnh Gumboro liên quan với những bệnh khác như: Bệnh viêm gan, bệnh CRD có cơ hội phát triển. Đàn gà mắc Gumboro tăng trọng kém, tiêu tốn thức ăn nhiều. Bệnh thường hay ghép với nhiều bệnh khác như Niucatxơn, ILL, các bệnh do vi trùng như E.Coli, Haemophilu Pasteurella, Salmonella.
- Bệnh cấp tính: Túi fabricius sưng, có lớp gelatin lầy nhầy, có thể xuất huyết.
- Bệnh mãn tính: Túi fabricius teo nhỏ, thoái hóa làm tổ chức học của túi fabricius bị huỷ hoại, cơ đùi, ngực xuất huyết lấm tấm hoặc thành vệt.
Chẩn đoán bệnh Gumboro ở gà
Căn cứ triệu chứng và bệnh tích trên, đặc biệt túi fabricius mới đầu sưng, rồi túi teo nhỏ thoái hoá. Bệnh tích xuất huyết ở cơ đùi, cơ ngực.
Dựa theo tính chất dịch tễ học và phản ứng huyết thanh học trong phòng thí nghiệm.
Cần phân biệt với các bệnh:
- Bệnh Tụ huyết trùng chết nhanh, dùng kháng sinh có hiệu quả ngay, túi bursal không sưng hoặc teo. Còn bệnh Gumboro dùng kháng sinh thì chết nhanh hơn.
- Bệnh Niucatxơn: Triệu chứng giống Gumboro ủ rũ, phân trắng, xuất huyết trên mề, bệnh kéo dài. Bệnh Gumboro chỉ xảy ra trong vòng 5-10 ngày.
Phòng và trị bệnh Gumboro
Phòng bệnh
Phòng bệnh Gumboro bằng vaccin gồm Gumboral CT, Bur 706 (Pháp), Bursine 1, Bursine 2 (Mỹ), gumboro 78, PBG 98, gunboro dầu (Hà Lan), gumboro Việt Nam v.v… Mỗi loại có qui trình sử dụng riêng.
- Vaccin Gumboro D78: Là loại vaccin nhược độc đông khô, được dùng pha trong nước uống, phòng cho đàn gà từ 14-21 ngày tuổi. Nhỏ mắt, mũi nước uống.
- Vaccin Gumboro PBG98:Là loại vaccin nhược độc đông khô dùng cho gà 1 ngày tuổi và 24 ngày tuổi. Có thể pha vaccin trong nước uống, phun xịt hay chích bắp.
- Vaccin Gumboro dầu: Là loại vaccin vô hoạt được chế thành huyễn dịch trong nhũ dịch dầu nước. Vaccin được tiêm cho gà từ 16-20 tuần tuổi nhưng không trước hơn 3 tuần lễ lúc bắt đầu đẻ. Tiêm bắp 0,5ml trên 1 con ở đùi hoặc ngực.
Vệ sinh thú y phòng bệnh Gumboro:
Xử lý chuồng trại định kỳ mỗi tháng và sau mỗi đợt nuôi gà bằng Chloramin T 0,2% hoặc chloramii B 0,5% trong 10 phút. Nếu chuồng nuôi đã bị bệnh thì xử lý mỗi tuần 1 lần và sau 2-3 tháng mới bắt gà về nuôi.
Chọn mua gà giống ở những cơ sở đã sử dụng vaccin. Gumboro dầu tiêm cho gà đẻ, những gà giống này được miễn dịch thụ động tới 21 ngày tuổi.
Điều trị bệnh gumboro
Chưa có thuốc đặc hiệu chữa Bệnh gumboro ở gà. Bà con chăn nuôi gà nên tập trung tiêm đầy đủ vaccin và tăng cường sức khoẻ phòng bệnh Gumboru cho gà.
Dùng các thuốc bồi dưỡng nâng cao thể trạng của gà, tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh như:
- Solminvit:
- Gà thịt: 1 g/1 lít nước uống trong 3-7 ngày.
- Gà đẻ: 0,5 g/1 lít nước uống trong 3-7 ngày.
- B complex: 1 g/3 lít nước uống hoặc trộn 1kg thức ăn. Dùng 5-7 ngày.
- B complex: 1 ml/1 con, tiêm bắp, tiêm dưới da. Dùng 3-5 ngày.
- Multivit: 1 ml/2 kg thể trọng, tiêm bắp thịt, tiêm dưới da. Dùng 2-3 ngày.
- Bột điện giải
- Dùng Anti-Gumboro của Xí nghiệp Dược và Vật tư Thú y, là chế phẩm mới của Hanvet. Thành phần gồm: Các chất điện giải Chất thảo mộc
Có tác dụng làm tăng cường khả năng đề kháng của cơ thể đối với virus đặc biệt là virus gây bệnh Gumboro ở gà. Thuốc đã được thử nghiệm ở nhiều cơ sở có kết quả, đặc biệt tốt khi mới xuất hiện triệu chứng.
Cách dùng: 1 ml/0,5 lít nước pha kết hợp với 7 gam bột điện giải cho uống liên tục 3-5 ngày. Hoặc nhỏ vào miệng 1 con 2-6 giọt/1 lần, cách 8 tiếng đồng hồ nhỏ 1 lần. Thuốc bột phối chế sẵn 28 gam/2 lít nước.
Lưu ý: Không dùng kèm Vitamin c vì Vitamin c làm giảm tác dụng của thuốc.
Sử dụng kháng thể Gumboro của Hanvet.
- Liều lượng điều trị: Tiêm bắp thịt 1-2 ml/1 gà 1 kg. Tiêm 1 lần kết hợp với cho uống dung dịch điện giải hoặc Anti-Qumboro.
- Liều lượng phòng bệnh: Tiêm bắp thịt lần 1: 0,5ml, lần 2: 1ml cho gà con ở 15 và 30 ngày tuổi.