kỹ thuật nuôi ba ba trong bể xi măng. nên cho ba ba ăn gì theo từng giai đoạn?
con ba ba bắt đầu được nuôi rộng rãi từ những năm 1990, trở thành giống thủy sản có giá trị kinh tế cao, mang lại cuộc sống khấm khá cho nhiều vùng quê trên khắp cả nước. không chỉ vậy, nhiều gia đình đã vươn lên làm giàu, trở thành thành tỷ phú từ nghề nuôi ba ba. bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ tới bà con kỹ thuật nuôi ba ba trong bể xi măng, một mô hình đã được áp dụng thành công ở nhiều vùng trên cả nước.
kỹ thuật nuôi ba ba trong bể xi măng
1. cách chọn ba ba giống
tùy thuộc và điều kiện tự nhiên của mỗi vùng mà lựa chọn loại ba ba giống nào cho thích hợp. ở miền bắc có thể chọn giống ba ba gai, ba ba trơn, lẹp suối. ở miền nam có thể chọn giống ba ba gai, ba ba trơn hoặc cua đinh.
phải chọn ba ba bố mẹ có nguồn gốc rõ ràng, trọng lượng gần như nhau, không mắc bệnh gì, khỏe, da không bị trầy xướt. chọn con giống cỡ khoảng >2kg/con. khi thả giống nên thả 1 ba ba cái với < 5 con ba ba đực để tỷ lệ đậu cao.
2. xây dựng bể nuôi ba ba
tùy vào điều kiện kinh tế, mỗi hộ làm có thể làm một hoặc nhiều ao cho từng mục đích nuôi. hộ có thể nuôi ba ba lấy thịt, nuôi ba ba sinh sản hay để ươm giống.
một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công của việc nuôi ba ba là làm ao nuôi phải đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, và là nơi tạo điều kiện tốt nhất cho ba ba sinh trưởng và phát triển. các ao nuôi phải thỏa mãn những điều kiện sau:
3. cách thả ba ba giống
cần vệ sinh ao nuôi thật sạch rồi mới thả giống vào. kích thước giống ba ba trước khi thả vào ao nên có trọng lượng đồng đều, giao động từ 70-90g/con.
thời điểm để thả giống tốt nhất là tháng 1 – tháng 2 âm lịch.
thời gian sinh trưởng đến lúc có thể xuất bán (ba ba thịt) tùy vào giống ba ba lựa chọn ban đầu, trung bình từ 7-9 tháng.
4. thức ăn cho ba ba
nguồn thức ăn sử dụng cho ba ba được phân theo 3 nhóm sau: thức ăn tươi sống, thức ăn khô và thức ăn công nghiệp. hầu như các hộ chăn nuôi ba ba hiện nay sử dụng thức ăn tươi sống là chủ yếu, 2 nhóm còn lại được sử dụng ít hoặc những nhà nào có điều kiện mới cho ăn 2 loại này.
thức ăn tươi sống: bao gồm những loại thịt từ những con vật đang sống hoặc thịt còn mới như các loại cá tạp, các loại ốc, tôm, cua, giun, trùng … nhớ rửa sạch và băm nhuyễn trước khi cho ba ba ăn.
thức ăn khô: bao gồm những động vật đã được làm khô như các loại cá, tôm …
thức ăn công nghiệp: hiện chưa có sản phẩm thức ăn công nghiệp nào chỉ sử dụng riêng cho ba ba. người chăn nuôi chủ yếu lấy các loại thức ăn công nghiệp dành cho cá đem dùng cho ba ba (nên dùng cám của cargil), chọn loại thức ăn nào > 40% độ đạm.
cho thức ăn vào dụng cụ đựng bằng những thứ có thể tận dụng được như nia, mẹt, rổ (sắt, nhôm), … thả xuống lơ lửng dưới mặt nước khoảng chừng 35-50cm.
đặc biệt, không cho ba ba ăn thức ăn đã bị ươn, ôi, thiu hay những thức ăn đã tẩm vị mặn.
ở khu vực bắc bộ, thời điểm trước khi không khí lạnh tràn về, nhớ cho ba ba ăn nhiều loại thức ăn có chất béo để hỗ trợ cho ba ba chống đỡ với cái rét của mùa đông.
5. cách chăm sóc
công việc chăm sóc ba ba khá đơn giản và nhàn rỗi, không tốn nhiều thời gian. ngoài việc cho ba ba ăn, người chăn nuôi nên để ý, quan sát những biểu hiện lạ của ba ba nếu có để xử lý kịp thời.
kiểm tra nồng độ ph trong nước xem có thay đổi, chênh lệch so với mức tiêu chuẩn an toàn không, nếu có phải dùng biện pháp để xử lý.
ba ba tính nhút nhát nên giữ không gian yên tĩnh, tránh làm những hành động gây sự hoảng loạn cho ba ba như thay nước, khuấy nước, làm ồn.
sau khi ba ba đủ trọng lượng có thể tiến hành thu hoạch để xuất bán (khoảng 2kg trở lên). sau khi thu hoạch nhớ tháo cho cạn nước, phơi ao, xử lý rồi mới thả lứa mới vào.