Just another WordPress site

Kỹ thuật giâm cành cây sung hiệu quả cao

Kỹ thuật giâm cành cây sung là cách tạo cây mới từ một nhánh tách lìa khỏi cây mẹ, giâm xuống đất ẩm, tự nó ra rễ, ra chồi, sống độc lập được do chỗ các phản ứng tự tạo sẹo, tạo rễ, tự nuôi sống đoạn cành, thân đem giâm. Cây giâm cành cũng hoàn toàn giống cây mẹ. Nhưng không phải tất cả các loại cây đều có thể giâm cành được.

Nội dung trong bài viết

  • Trích cành Sung để giâm
  • Môi trường xung quanh cành giâm
  • Dụng cụ giâm cành Sung
  • Tiến hành thực hiện giâm cành cây sung
  • Theo dõi giâm cành cây sung phát triển

Trong thao tác giâm cành, một đoạn nhánh, thân bị tách rời khỏi gốc mẹ, cần sinh trở lại cây nguyên vẹn tương tự với cây mẹ, có nghĩa là có khả năng của một cuộc sống tự lập. Như vậy, đoạn thực vật được cô lập không nhận một sự cung cấp nào về nước và các chất dinh dưỡng. Nó chịu một cái “stress” về sinh lý quan trọng. Vấn đề cần giải quyết là làm giảm tối đa cái “stress” này. Người ta cần duy trì tình trạng sống cua đoạn thực vật này và cho phép nó tìm thấy nhanh chóng một sự tự lập về tãng trưởng trong lức làm thuận lợi cho sự phát triển rễ,

Trích cành Sung để giâm

Nói chung, độ tuổi của cành giâm không quá già hoặc quá non, cành non hoặc già đều giâm được nhưng mọc rất yếu. Cành giâm phải có ít nhất ba mắt trở lên, dài khoảng 10 – 15cm là được. Cây chọn lấy cành giâm phải khỏe mạnh, sum xuê. Các cành mọc thẳng góc với mặt đất thì mạnh và sống bền hơn các cành mọc xiên. Khi cắt cành giâm, nếu giâm nghiêng thì phải cắt ngang vuông góc với cành, nếu giâm thẳng đứng thì phải cắt xiên (đối với phần ngọn). Việc cắt trên nhằm tránh đọng nước ở vết cắt gây ra nấm bệnh. Cả 2 vết cắt phía ngọn và gốc đều phải sắc, ngọt, không để giập cành cây, vì như vậy sẽ làm cành mau héo và chết.

Trích cành Sung để giâm
Trích cành Sung để giâm

Môi trường xung quanh cành giâm

Đặt các cành giâm trong nhà kính hoặc nơi có bóng râm, thoáng (tránh nơi có gió), tưới nước bằng vòi phun, chủ yếu tạo môi trường ẩm cho cành giâm mọc tốt. Không tưới nước sau 4 – 5 giờ chiều vì cây ẩm qua đêm dễ sinh nấm bệnh.

Ky thuat giam canh
Kỹ Thuật giâm cành sung

Dụng cụ giâm cành Sung

  • Chậu đất nung đường kính 20 – 30cm,
  • Túi nylon đen ươm cây 24 x 31cm.
  • Tro trấu.
  • Phân hữu cơ (phân bò, heo) hoại.
  • Phân vi sinh.
  • Đất cát (hoặc đất mùn).
  • Phân hóa học: NPK, urê, lân, kali.
  • Thuốc trừ sâu bệnh cây: formol, furadan, lannate, trigard…
  • Bình phun tưới phân thuốc 8 lít.
  • Xô nhựa, ca.
  • Rổ nhựa đựng cây.
  • Cuốc, xẻng, bay.
  • Kích thích tố ra rễ (ANA, AIA, AIB,.. )

Tiến hành thực hiện giâm cành cây sung

Sử dụng 2 phương pháp: giâm cành trong chậu và giâm cành trực tiếp trên luống.

Xử lý đất, phân: khử trùng nấm bệnh bằng formol hoặc furadan.

Trộn hỗn hợp trồng theo tỷ lệ đất; tro trấu; phân là 2 : 1 : 1.

Cho hỗn hợp vào chậu hoặc vào luống, nén chặt đều,

Tưới đẫm nước hỗn hợp trồng 1 – 2 giờ trước khi tiến hành giâm cành.

Lấy cành giâm tại chỗ trong vườn, nếu di chuyển ra cần tiến hành cách bảo quản cho tốt (giữ ẩm, tránh nắng trực tiếp, tránh va chạm).

Chọn cành giâm dạng bánh tẻ, dùng dao bén cắt cành giâm thành các đoạn dài 12 – 15cm, không được cắt dập cành giâm.

Cành giâm: có thể giữ nguyên lá hoặc cắt bỏ một phần, hoặc cắt bỏ hết lá.


Tiến hành giâm theo 2 cách:

  • Cách 1: có xử lý kích thích tố ra rễ (ANA, AIA, AIB, …)
  • Cách 2: không xử lý kích thích tố ra rễ.

Phần gốc cành giâm cắm sâu vào hỗn hợp trồng 2 – 3, 5cm, nén chặt xung quanh gốc.

Sau khi tiến hành thao tác giâm xong, tưới phun sương bằng hơi nước thường (chỉ tưới ướt phần trên lá hoặc thân cây mà thôi).

Trong vòng 20 ngày đầu, chỉ phun sương nước thường ở phần trên của lá,

Sau 20 ngày có thể tưới dung dịch dinh dưỡng (hoặc urê) cho cây (1 lần/1 tuần).

Điều kiện ra rễ:

  • Nhiệt độ xung quanh: 25 – 30°C.
  • Độ ẩm xung quanh: 70 – 80%.
  • Ánh sáng: 50%.

Thời gian ra rễ: tùy loại cây, trung bình 15 – 30 ngày.

Theo dõi giâm cành cây sung phát triển

Kết quả kỹ thuật giâm cành Sung
Kết quả kỹ thuật giâm cành Sung

Kiểm tra sự xuất hiện rễ của 2 phương pháp: có xử lý kích thích tố ra rễ (ANA, AIA, AIB,…) và không xử ]ý kích thích tố ra rễ theo các chỉ tiêu:

Tỷ lệ sống của các cành giâm.

Tỷ lệ ra rễ của các cành giâm.

  • Sau 15 ngày
  • Sau 20 ngày
  • Sau 30 ngày.

Ngoài việc nhân giống sung bằng cách giâm cành. Ngày nay, người ta còn nhân giống sung bằng phương pháp chiết cành, phương pháp ghép cành sung và cấy mô cho hiệu quả rất cao. Bà con có thể xem lại các nội dung nhân giống sung này để chọn phương pháp phù hợp nhất nhé!