Kỹ thuật bón phân cho khoai tây
Như bài viết trước đã hướng dẫn kỹ thuật làm đất để trồng khoai tây. Trong bài viết này mời bạn đọc theo dõi để nắm được kỹ thuật bón phân cho khoai tây.
Nội dung trong bài viết
- Phân bón
- Lượng bón
- Cách bón
Phân bón
Lượng bón

Cách bón
+ Đối với củ giống bổ:
– Bón lót: Bón toàn bộ phân hữu cơ, lân và vôi.
– Bón thúc lần 1: Sau mọc 15 ngày, bón 1/2 lượng đạm và 1/2 lượng kali.
– Bón thúc lần 2: Sau lần 1 mười ngày, bón hết lượng đạm và kali còn lại.
+ Đối với củ giống nguyên (không bổ):
– Bón lót toàn bộ phân hữu cơ, lân, vôi, 1/2 lượng đạm, 1/2 lượng kali.
– Bón thúc lần 1 sau mọc 20 ngày, bón hết lượng đạm và kali còn lại.
Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh
– Sau trồng 10 – 15 ngày đất đủ ẩm khoai tây sẽ mọc đều. Nếu đất khô nên tưới rãnh nhẹ, để khoai mọc nhanh (với luống trồng bằng củ không bổ).
-Vun xới: Vun xới 2 lần kết hợp với bón thúc, vun luống cao.
– Luôn giữ ẩm mặt đất bằng cách tưới rãnh.
– Phòng bệnh mốc sương bằng cách phun thuốc zinep nồng độ 0,3% khi có sương mù.
Thu hoạch
Thu hoạch khi 2/3 thân lá chuyển màu vàng, loại bỏ củ gây bệnh trước khi thu hoạch. Thu vào ngày không mưa.
Chọn lọc, bảo quản giống khoai tây
Chọn lọc giống
Tiến hành chọn lọc giống ngay trên đồng ruộng vào lúc cây được 30 – 35 ngày, hoặc cùng lắm được 50 ngày tuổi. Dùng que dài từ 30 – 35cm đánh dấu những cây bị bệnh, sinh trưởng kém. Trước khi thu hoạch 5 – 7 ngày thu những cây được đánh dấu, cất riêng để ăn hoặc chăn nuôi, tuyệt đối không được giữ lại làm giống. Những cây khác thu riêng để làm giống cho vụ sau, thu hoạch khi củ còn tươi.
– Cần cắt thân khoai tây trước khi thu hoạch 5 – 7 ngày, thu nhẹ tay, thu đến đâu phơi hong ngay đến đó (tại ruộng).
– Chọn lọc sơ bộ: Chọn những củ có trọng lượng 30 – 40củ/kg, củ tròn đều, mang đặc tính chung. Củ giống, không chọn củ quá to, xây sát, dị hình.
Yêu cầu nơi bảo quản phải cao ráo, thoáng mát, thuận tiện chăm sóc, bảo quản, có đủ ánh sáng tán xạ cần thiết cung cấp đủ cho giàn giống củ ngủ nghỉ, phát dục bình thường. Mỗi giàn bố trí nhiều tầng (3 – 7 tầng), mỗi tầng cách nhau 35 – 40cm, rộng từ 0,8 – 1,2m. Giàn làm bằng tre, nứa. Vật liệu làm giàn cần xử lý ngâm, phơi khô tránh mối mọt.
Xử lý củ giống trước khi đưa lên giàn bảo quản
– Xử lý lục hóa: Cho 2 mặt củ cùng xanh lăn qua vôi bột.
– Xử lý thuốc trừ sâu bệnh: Dùng hỗn hợp thuốc Kasuzan + Bi58 nồng độ 0,25% phun đều lên lô củ giống.

– Khi củ đã khô thuốc tiếp tục rãi củ hong trong điều kiện ánh sáng tán xạ vài ngày làm vỏ củ dày, cứng lên chống được sự thoát hơi nước tự do và hạn chế sự xâm nhập của nấm bệnh, mầm ra chậm, mập và khỏe.
Trước khi đưa củ giống lên giàn 2 – 3 ngày. Toàn bộ keo và giàn bảo quản phải được xử lý bằng hỗn hợp thuốc kasuzan + Bi58, zinep phun khử trùng giàn.
Sắp xếp củ giống trên giàn Củ giống xếp 1 – 2 lớp (không dày quá 10cm). Xếp riêng từng loại kích cỡ củ để thuận tiện theo dõi và chăm sóc. Không làm đảo lộn củ giống, thường xuyên kiểm tra kho, loại bỏ những củ thối, củ hư hỏng, kịp thời phát hiện chuột và sâu bệnh.