KHÁI NIỆM TRỒNG RAU THỦY CANH VÀ ĐẶC ĐIỂM VẬN HÀNH
Nội dung chính
Nhiều người luôn trăn trở về việc bảo vệ sức khỏe cho gia đình mình nên bắt đầu từ đâu? Và có lẽ câu trả lời gần nhất với thực trạng hiện nay đó là từ chính bữa cơm hằng ngày của gia đình. Khi mà để chạy theo lợi nhuận người ta giờ đây sẵn sàng sử dụng thuốc hóa trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật chỉ nhằm mục đích là cho rau thật to thật đẹp hút mắt người tiêu dùng.
Để có thể bảo vệ sức khỏe cho cả nhà, nhiều người chọn phương pháp đến mua tại các cửa hàng rau sạch với hi vọng mua được thực phẩm an toàn. Và rất nhiều người khác chọn phương pháp tự trồng rau tại ngay chính nhà mình để có được bữa cơm an tâm nhất. Rau do chính mình trồng ra từ lúc nảy mầm chính là sản phẩm sạch hơn bất kỳ hàng rau chợ nào.

Nghe có vẻ khó khăn khi suy nghĩ đầu tiên về trồng rau tại nhà đó là những chậu đất lớn, những thùng xốp to nhỏ sắp xếp khắp nơi trong nhà. Đất trồng thì vươn vãi khắp nhà cùng với sự ẩm ướt khi mỗi lần tưới rau. Và thật sự là thảm họa khi mỗi lần thay đất mới dể trồng rau. Nhưng, những yếu điểm đó ngày nay đã được khắc phục hoàn toàn bởi một giải pháp trồng rau mới. Chính là phương pháp trồng rau thủy canh, phương pháp này có thể giải quyết tất tần tật các vấn đề mà phương pháp truyền thống còn mắc phải.
Như vậy trồng rau thủy canh là như thế nào và cách vận hành của hệ thống này ra sao? Hãy cùng Công Nghệ Xanh Mai Dương chúng tôi cùng tìm hiểu trong bài chia sẽ này.
1. Khái niệm trồng rau thủy canh
Trồng rau thủy canh (trong dung dịch) là kỹ thuật trồng rau không dùng đất mà trồng trực tiếp vào môi trường dinh dưỡng hoặc giá thể không phải đất. Các giá thể này có thể là cát, trấu, vỏ xơ dừa, than bùn, vermiculite perlite… Thường được định nghĩa như là “trồng rau trong nước” hoặc “trồng rau không cần đất”, kỹ thuật thủy canh là một trong những nghề làm vườn hiện đại nhất hiện nay. Bí quyết của kỹ thuật này là cung cấp đủ và đúng lúc cho rau trồng các nguyên tố khoáng cần thiết. Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, bảo đảm đủ ánh sáng, CO2 cho quá trình quang hợp, O2 cho quá trình hô hấp, rau trồng có thể phát triển khỏe mạnh theo ý muốn của người trồng.

Nếu không kể phần nước “uống” thì rau chỉ lấy khoảng 5% chất dinh dưỡng từ đất để “ăn”, 95% chất dinh dưỡng còn lại là trong quá trình rau quang hợp và tự tiêu thụ. Đất chỉ đóng vai trò như cái kho lưu giữ các chất dinh dưỡng để rau dùng từ từ. Nếu có cách để dự trữ và biến các chất dinh dưỡng thành dung dịch lỏng để rau trực tiếp hấp thụ thì cái “kho đất” không còn cần thiết nữa. Ta hoàn toàn có thể trồng rau không cần đất, khi đó chính là trồng rau thủy canh.
Công nghệ thủy canh đã được nghiên cứu từ thế kỷ 17. Ðến nay, công nghệ này đã hoàn thiện, hướng đến những nông sản sạch, xanh, không ô nhiễm. Với quy mô gia đình nhỏ lẻ, những chậu hoa hay rau xanh có thể phát triển mạnh mẽ không cần đất nơi góc sân thượng, lan can, bậu cửa. Với quy mô thương mại, những nhà kính trồng hoa, rau, củ, quả… phát triển sạch, năng suất cao, chủ động, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn an toàn vì không bị ảnh hưởng của những nguồn ô nhiễm từ đất. Không những vậy, vì trồng không cần đất nên có thể chia không gian thành nhiều tầng để mở rộng diện tích sản xuất.
2. Các kiểu mô hình của hệ thống thủy canh
Không ngừng nghiên cứu phát triển và hoàn thiện, đến nay Công Nghệ Xanh Mai Dương đã cho ra đời nhiều hệ thống thủy canh lớn nhỏ phù hợp với từng nhu cầu của người sử dụng. Có thể nói đến các mô hình như:
Giàn thủy canh chữ A lắp ghép: Mô hình này cho phép người dùng tự tay mình lắp các bộ phận rời rạc nhau thành một thể thống nhất và có thể vận hành ngay. Với sự gọn nhẹ và không chiếm nhiều diện tích của mình, giàn thủy canh chữ A lắp ghép rất phù hợp với các khu vực có diện tích hẹp như ban công, khoản sân, góc sân thượng,…

Giàn thủy canh chữ A cố định: Với cấu trúc gọn gàng, kích thước nhỏ hệ thống trồng rau thủy canh chữ A cực kỳ phù hợp với không gian hẹp như lan can, ban công. Giúp bạn có thể lắp đầy các khoảng trống còn bỏ phí, thay vì để phí phần không gian trống chúng ta có thể tận dụng để lắp giàn rau thủy canh để có thể bảo vệ sức khỏe gia đình.

Giàn thủy canh 1/2 chữ A: Với các không gian hẹp như ban công, mép tường, hay sân sau nhà chỉ đón nắng được 1 phía do đó chỉ có giàn thủy canh hồi lưu tự động bán chữ A là phương pháp tối ưu nhất.

Giàn thủy canh nằm ngang: Với giàn thủy canh nằm ngang sẽ giúp rau trồng trên hệ tiếp cận được nguồn ánh sáng tối đa cho rau phát triển. Vì vậy với các không gian rộng như sân thượng, vườn rau, bãi đất trống, đây là không gian lý tưởng cho thiết kế hệ thống trồng rau thủy canh cho gia đình đông người sử dụng.

Giàn thủy canh quy mô sản xuất: Sản xuất rau sạch bằng mô hình thuỷ canh ra đời để phục vụ cho những nơi khan hiếm nguồn nước, nước không đảm bảo an toàn, đất không đủ tốt để trồng trọt. Tuy nhiên ở Việt Nam, mô hình này đang rất phổ biến vì có tính tự động cao, năng suất tốt, hiệu quả kinh tế cao. Chỉ cần khoảng từ 300 mét vuông chúng ta hoàn toàn có thể thu hoạch được 500 – 600kg rau/ vụ. Kết hợp với nhà màng/ lưới sẽ tránh được sự xâm nhập của sâu bệnh, nên quy trình trồng rau rất an toàn vì hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

3. Đặc điểm của các giá thể trong trồng rau thủy canh
Giá thể là thành phần rất quan trọng đối với việc trồng rau thủy canh và đặc biệt quan trọng nhất trong giai đoạn hạt giống nảy mầm, giai đoạn khi đem rau con đi trồng. Lượng giá thể sử dụng trong mỗi rọ cũng vừa phải, bởi khi dùng quá nhiều giá thể sẽ làm tốn kém nguyên liệu, công sức xử lý.
Các giá thể phải đảm bảo các tiêu chí:
- Có khả năng giữ được độ ẩm và đảm bảo thoáng khí tốt.
- Có độ Ph trung tính và độ Ph phải ổn định để không làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của rau.
- Phải thấm nước để rau có thể sử dụng dễ dàng.
- Dễ dàng phân hủy trong môi trường hoặc có thể tái sử dụng lại.
- Giá thể phải đảm bảo dễ kiếm, nhẹ và rẻ về chi phí.
Trong đó giá thể bằng sỏi nhẹ trồng rau là loại giá thể được Công Nghệ Xanh tin dùng bởi nó đảm bảo được các tiêu chí trên.
4. Sự quan trọng của các chất dinh dưỡng trong trồng rau thủy canh
Nguyên tố đa lượng: N-P-K
Đạm (N)
Là chất cần thiết để giúp rau sinh trưởng, phát triển các mô sống, tạo diệp lục tố, nguyên sinh chất, axít nucleic và protein. Làm tăng chất lượng của rau ăn lá, hạt ngũ cốc.
Khi thiếu đạm: cành lá sinh trưởng kém, còi cọc, ít nhánh, ít chồi, lá non nhỏ, lá già có màu xanh nhạt đến vàng từ chóp lá và dễ bị rụng, rễ ít pháp triển. Khi thiếu đạm trầm trọng năng suất thấp thu hoạch và hàm lượng protein thấp. Vàng từ lá già lên.
Khi thừa đạm: rau sinh trưởng rất mạnh, lá to, mềm yếu, dễ đổ ngã, dễ nhiễm sâu bệnh…
Lân (P)
Là chất cần thiết của quá trình trao đổi năng lượng, protein và phân chia tế bào của rau, là thành phần của axít nucleic, amino axít, protein phospho – lipid, coenzim, nhiễm sắc thể. Lân kích thích rễ và ra hoa.
Khi thiếu lân: rau còi cọc, thân yếu, lá mỏng, trưởng thành có màu xanh sẫm đến tím đỏ, rễ kém phát triển, khó ra hoa, ít trái, chín chậm, năng suất, chất lượng thấp, trái thường có vỏ dày, xốp.
Khi thừa lân: khó phát hiện hiện tượng thừa lân. Thừa lân thường kèm theo hiện tượng thiếu kẽm và đồng.
Kali (K)
Giúp tăng khả năng hoạt động của khí khổng, hoạt hoá enzim quang hợp và tổng hợp hydrat carbon. Giúp vận chuyển hydrat carbon, tổng hợp protein. Tăng cường khả năng sử dụng ánh sáng khi thời tiết lạnh và mây mù. Có tác dụng nâng cao khả năng chống rét cho rau. Làm tăng độ lớn của hạt và cải thiện chất lượng rau quả.
Thiếu kali: chóp lá già chuyển màu vàng nâu, sau đó lan dần vào trong theo chiều từ chóp lá trở xuống, từ mép lá trở vào. Thiếu nặng, phần lớn lá bị cháy và rụng. rau phát triển chậm và còi cọ,c thân yếu dễ bị đổ ngã.
Thừa kali: Rất khó nhận biết các trường hợp mà rau bị thiếu kali.
Nguyên tố trung lượng: Canxi – Magiê – Lưu huỳnh
Canxi (Ca)
Khi thiếu canxi: Lá và đọt non dễ bị biến dạng, cong queo, nhỏ, mép lá không đều, có màu xanh không bình thường, chồi chết ngọn, rễ yếu, dễ gãy và thối, hoa rụng sớm, thân yếu, năng suất, chất lượng thấp. Khi thừa canxi thường gây thiếu các nguyên tố vi lượng: B, Mn, Fe, Zn, Cu…
Magiê (Mg)
Là thành phần tạo nên diệp lục tố. Là hoạt chất trong hệ enzim giúp chuyển hoá hydratcarbon và tổng hợp axit nucleic. Thúc đẩy hấp thu và vận chuyển lân, đường.
Thiếu magiê: lá nhỏ, mép lá cong lên, rụng sớm, xuất hiện những vùng sáng (vàng nhạt đến cam, tía) giữa gân lá, hoa ra ít, rễ kém phát triển, thân yếu dễ bị nấm bệnh tấn công.
Thừa magiê: lá bị biến đổi hình dạng, cuốn theo hình xoắn ốc và rụng…

Lưu huỳnh (S)
Là thành phần của một số axít amin liên quan đến hoạt động trao đổi chất, vitamin và các coenzim A giúp cấu trúc protein vững chắc.
Thiếu lưu huỳnh: các lá non chuyển sang màu vàng, vàng từ ngọn xuống. Sinh trưởng của chồi bị hạn chế, ảnh hưởng đến số hoa. Thân cứng, nhỏ và hoá gỗ sớm.
Ngoài ra còn có các nguyên tố vi lượng: Sắt (Fe), Kẽm (Zn), Mangan (Mn), Đồng (Cu), Bo (B), Molypden (Mo), Clo (Cl) là thành phần dinh dưỡng không thể thiếu cho cây phát triển.
Để giải quyết vấn đề dinh dưỡng này. Công Nghệ Xanh Mai Dương đã cho ra đời sản phẩm là bột dinh dưỡng thủy canh với các thành phần dinh dưỡng phù hợp giúp cây phát triển tối ưu.
Trên đây là một vài thông tin về trồng rau thủy canh mà Công Nghệ Xanh Mai Dương hân hạnh được chia sẻ.
Bạn có thể liên hệ với chúng tôi để có thể nhận được sự tư vấn chi tiết nhất qua:
Hotline: 090 633 4480 (Mr. Luân)