Kết quả nhân giống sung Mỹ ở Việt Nam
Cây Sung có nhiều cách để nhân giống, thường bằng phương pháp vô tính như chiết cành, giâm cành, ghép mắt và phương pháp hiện đại gần đây là nuôi cấy mô thực vật.
Nội dung trong bài viết
- Kết quả nhân giống Sung Mỹ bằng phương pháp ghép
Với phương pháp chiết cành cây Sung Mỹ có thể thực hiện quanh năm, không cần sử dụng kích thích tố ra rễ, tỉ lệ đạt từ 90 – 95%.
Đối với phương pháp giâm cành, chúng ta cần có vườn ươm thích hợp, nên sử dụng kích thích tố ra rễ NAA 20ppm; tỷ lệ sống có thể đạt 60 – 70% sau 2 tháng ở vườn ươm.
Kết quả nhân giống Sung Mỹ bằng phương pháp ghép
Riêng phần nhân giống sung Mỹ bằng phương pháp ghép mắt chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu trong vòng 3 năm (1998 – 2000) để tìm ra các gốc ghép trong nước phù hợp hoàn toàn với giống Sung từ nước ngoài mang về. Các gốc ghép sau đây đã được nghiên cứu sử dụng:

- Cây Vả (miền Trung)
- Cây Ngái (miền Đông Nam Bộ)
- Cây Óc Chó (miền Tây, Hóc Môn TP.HCM)
- Cây Sung ta (miền Nam).
Kết quả như sau:
Cây Óc Chó: Tỷ lệ sống 80 – 90% nhưng nơi tiếp giáp ghép không phù hợp vì đường kính gốc ghép không phát triển cùng với thân được ghép (gốc ghép nhỏ và thân được ghép to hơn nhiêu lần).
Cây Ngái: Tỷ lệ sống 50 – 70% cây phát triển chậm.
Cây Sung ta:Tỷ lệ sống 90 – 95%, cây phát triển cân đôi, gốc ghép và thân được ghép dung hợp hoàn toàn, cây tăng trưởng mạnh ở nhiều câu trúc đất khác nhau (đất phèn thấp hoặc đất cát pha); cây ra quả sau 4 đến 6 tháng được ghép.
Cây Vả:
Đang tiến hành theo dõi.
Khi sử dụng Sung ta làm hiện trên hàng ngàn hom cành:
Gốc ghép: Sử dụng các nhánh Sung kính thân từ 1,5 – 3cm, dạng 20cm, bỏ hết lá, không cần sử dụng kích thích tố, giâm cành quanh năm.
Mắt ghép: Đặc tính của các giống Sung nhập vào Việt Nam là ra quả liên tục quanh năm, có khi trái đeo trên thân rất nhiều mà không thấy lá; do vậy việc xử lý nhánh Sung cần phải tránh trường hợp chỉ có trái mà không có mắt ngủ để ghép. Trong năm có vài tháng (tháng 6 – 9), cây Sung ngừng tăng trưởng, ở thời điểm này chúng ta cũng có thể xử lý cành đế lấy mắt ghép.
Kỹ thuật ghép:Có thể sử dụng 2 phương pháp: Ghép chữ T, Ghép hình chữ nhật

Cả hai phương pháp đều cho kết quả như nhau nhưng đối với gốc ghép to, nên thực hiện ghép hình chữ nhật sẽ cho kết quả tốt hơn.
Cây Sung được ghép sẽ cho quả sau 4 – 5 tháng, việc bấm ngọn, tỉa cành đối với cây Sung Mỹ được thực hiện thường xuyên, nếu không cây Sung có thể lên thẳng cao 2 – 3m mà không phân cành.
Khi trồng Sung trên luống để lấy quả, chúng ta xử lý chiều cao cây chừng 5 – 6m, tán cây cũng 5 – 6m, mật độ từ 1000 – 1200 cây/1 ha (3 X 3m).
Nếu trồng trong chậu dể làm bonsai, kiểng thì đường kính chậu 70 – 90cm là vừa, chiều cao cây từ 1,5 – 2m là vừa; chú ý đến tạo dáng cho cây, nên tỉa cành, bấm ngọn thường xuyên cho cây để có nhiều cành, nhánh phụ mang nhiều trái.
Quả Sung có thể đeo trên cây trong vòng 5 – 6 tháng; riêng Sung Mỹ quả có màu đẹp lúc non, quả màu xanh bạc, vừa già có màu đỏ, khi chín có màu tím đậm, mùi thơm dễ chịu nên lúc này có nhiều kiến, sâu, bọ cánh cứng, ruồi đến đục quả.
Riêng đối với kỹ thuật nuôi cấy mô, chúng tôi cũng đã nghiên cứu và có được một qui trình hoàn thiện như sau:
