cho thỏ ăn gì? các loại thức ăn cho thỏ. thức ăn nuôi thỏ thịt và thỏ sinh sản
thỏ là một trong những động vật nhỏ vốn sinh trưởng và phát triển trong tự nhiên hiện được rất nhiều bà con nông dân quan tâm để phát triển kinh tế. tuy nhiên, để nuôi thỏ thành công bà con phải nắm vững rất nhiều kiến thức về đặc điểm sinh lí, hệ tiêu hóa, đặc điểm sinh sản,…của thỏ. trong đó thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng hằng đầu trong chăn nuôi thỏ. cho nên bà con cần lưu ý những loại thức ăn cho thỏ và cách cho thỏ ăn dưới đây.
các loại thức ăn của thỏ
thỏ bản chất vốn là loài động vật hiền lành, nguồn thức ăn chính của chúng chủ yếu là rau cỏ và các loại củ, đặc biệt là cà rốt. tuy nhiên, khi thực hiện mô hình nuôi thỏ tại gia hay trang trại, bà con cần chú ý những loại thức ăn sau để đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho thỏ phát triển.
nhóm thức ăn xanh
là loại thức ăn giàu chất xơ, khoáng chất, vitamin, chủ yếu có trong tự nhiên như:
nhóm thức ăn giàu tinh bột
chủ yếu là các sản phẩm của ngành nông nghiệp như lúa, ngô, khoai, sắn,…riêng đối với lúa và ngô bà con nên ngâm nước trước cho mềm và nếu để cho chúng mọc mầm rồi cho thỏ ăn sẽ rất tốt vì mầm lúa, ngô chứ rất nhiều vitamin e, b1, b6, c,… giúp thỏ bổ sung năng lượng rất tốt.
nhóm thức ăn bổ sung đạm
gồm một số sản phẩm của ngành công nghiệp như bột cá, bột thịt và các loại bánh dầu như dầu đậu nành, dừa, bông vải, đậu phộng,…và nhóm thức ăn bổ sung chỉ dùng để trộn thêm vào trong bữa ăn của thỏ chứ không cho ăn riêng.
nhóm thức ăn khô
chủ yếu là những thức ăn xanh được phơi khô, cất kĩ để mùa đông – khi các loại cỏ, rau củ khan hiếm thì lấy ra cho thỏ ăn.
hướng dẫn cách cho thỏ ăn
cho thỏ ăn là một trong những khâu rất phức tạp trong quá trình nuôi thỏ. bởi lẽ ở mỗi lứa tuổi chế độ ăn của thỏ rất khác nhau, và mỗi bữa ăn luôn phải đủ chất và đa dạng để thỏ không ngán, không chán ăn…và đa số đều phải trộn đều nhiều loại thức ăn theo khẩu phần.
sơ chế thức ăn cho thỏ
khi cho thỏ ăn, các thức ăn của chúng đa số đều có thể cho ăn trực tiếp mà không cần sơ chế. tuy nhiên, có một số trường hợp sau bà con nên lưu ý:
nên tránh tuyệt đối việc cho thỏ ăn một dạng thức ăn hoặc một loại thức ăn trong nhiều ngày liên tiếp.
khẩu phần ăn của thỏ
bà con nên đa dạng nguồn thức ăn các bữa và cân đối lượng thức ăn phù hợp cho thỏ để kích thích thỏ ăn ngon, phát triển mạnh. cụ thể:
loại thỏ | thức ăn giàu tinh bột (g/con) | các loại củ (g/con) | các loại cỏ (g/con) | thức ăn khác (g/con) |
1 – 2 tháng tuổi | 10 – 20 | 20 – 30 | 200 – 300 | 10 – 20 |
2 – 3 tháng tuổi | 20 – 30 | 30 – 40 | 300 – 400 | 20 – 30 |
3 – 5 tháng tuổi | 30 – 40 | 40 – 50 | 400 – 500 | 30 – 40 |
trưởng thành | 40 – 60 | 50 – 60 | 600 – 800 | 40 – 60 |
bà con cho ăn bằng cách trộn đều các loại thức ăn lại với nhau rồi cho vào chuồng cho thỏ ăn.
với thỏ trưởng thành, nếu nuôi lấy thịt bà con có thể đẩy mạnh lượng thức ăn chứa tinh bột để giúp thỏ béo hơn. còn riêng với việc chăm sóc thỏ đực giống và thỏ cái giống, bà con cần thiết lập một thực đơn cụ thể vào các ngày cho thỏ. ví dụ:
ngày | loại thức ăn | khẩu phần ăn (g/con) | |
thỏ cái | thỏ đực | ||
1 | cỏ tây | 150 | 200 |
rau muống | 70 | 20 | |
gạo lứt | 25 | 30 | |
cám gạo | 2 | 5 | |
2 | cỏ tây | 150 | 200 |
ngô hạt | 15 | 20 | |
gạo lứt | 15 | 20 | |
3 | cỏ voi | 150 | 180 |
cà rốt | 50 | 60 | |
thóc mầm | 20 | 25 |
cách thức cho thỏ ăn
nếu thức ăn xanh như rau, cỏ, củ…bà con có thể rãi trên sàn chuồng cho thỏ ăn. còn nếu các thức ăn dạng bột, ướt bà con nên cho vào một máng ăn nhỏ, dài trong chuồng cho thỏ ăn.
ngoài ra, tuy lượng nước trong thức ăn hằng ngày của thỏ khá nhiều nhưng bà con cần chú ý cung cấp thêm nước uống cho thỏ, đặc biệt là những ngày nắng nóng để đảm bảo tình trạng sức khỏe tốt nhất cho thỏ.
>> tham khảo thêm bài viết: