Just another WordPress site

Các đặc điểm hình thái cây đậu xanh

Thân và cành cây đậu xanh

Thân cây đậu xanh thuộc dạng thân thảo. Là loại cây hàng năm. Thân có màu xanh hoặc tím. Thân có 3 dạng: đứng thẳng, đứng nghiêng, bò lan trên mặt đất. Dạng bò lan thường chỉ gặp ở các vùng đồi núi của Ấn Độ và Mianma.

Nội dung trong bài viết

  • Thân và cành cây đậu xanh
  • Lá đậu xanh
  • Rễ
  • Hoa
  • Quả và hạt

Đậu xanh có 3 dạng sinh trưởng: hữu hạn, vô hạn và bán hữu hạn.

Đường kính thân trung bình là 5 – 8 mm. Chiều cao cây có nhiều biến động tùy thuộc vào giống mùa vụ, khả năng thâm canh. Chiều cao có thể thay đổi từ 25 đến 125 cm.

Toàn hộ chiều dài thân được chia thành 7 – 15 đốt, ở các đốt, gần mặt đất thường hình thành cành cấp 1. Các đốt ở phía trên là vị trí để hình thành các chùm hoa, quả. Số cành trên thân thường là 2 – 3 cành, nhưng cũng có trường hợp có cây có đến 9 – 10 cành.

Lá đậu xanh

Lá mầm xuất hiện khi hạt đậu hút đủ nước. Sau đó phát triển và tồn tại cho đến khi toàn bộ chất dinh dưỡng trong lá được huy động để cung cấp cho phất triển của cây con ở thời kỳ đầu. Thời kỳ này thường kéo dài 15 – 20 ngày sau khi hạt nảy mầm.

Sau khi lá mầm xuất hiện 3 – 5 ngày, 2 lá đơn hình thành và mọc đối diện nhau trên mặt đất. Sau khi lá đơn xuất hiện khoảng 1 tuần, bắt đầu hình thành lá kép. Lá kép có 2 lá chét. Tốc độ hình thành lá kép phụ thuộc vào thời vụ, giống và kỹ thuật chăm sóc cây. Trung hình 6 – 8 ngày hình thành 1 lá kép. Vị trí của lá kép trên thân hoặc trên cành thường mọc so le tại các phần giữa của các đốt thân hay cành. Kích thước của phiến lá và độ dài của cuống lá thay đổi tùy thuộc vào vị trí của tầng lá. Thông thường các kích thước này tăng dần từ dưới đèn tầng lá giữa sau đó giảm dần ở các tầng lá phía trên. Điều này biểu hiện sự sinh trưởng và phát triển bình thường của cây đậu xanh. Khi gặp điều kiện thuận lợi và cây đậu xanh sinh trưởng phát triển tốt, lá chét giữa của lá kép thường lớn hơn 2 lá chét ở 2 bên. Vì vậy có thể căn cứ vào độ lớn của phiến lá có thể đánh giá được tình hình sinh trưởng và phát triển của cây đậu xanh.

Lá chét giữa của cây đậu xanh có nhiều hình dáng khác nhau. Thường có các hình chủ yếu sau đây:

Hình thái lá chet giữa cây đậu xanh

Hình thái lá chet giữa cây đậu xanh 1. Hình ô van; 2. Hình tim; 3. Hình lá chẻ thùy; 4. Hình nhọn; 5. Hình lưỡi lao; 6. Hình bán ô van.

Lá kép đậu xanh một phần mọc trên thân. Thường trên thân có 7 – 8 lá. Ngoài ra còn mọc nhiều trên các cành cấp 1.

Rễ

Bộ rễ đậu xanh gồm rễ chính và rễ phụ. Rễ chính ăn sâu vào đất 20 – 30 cm. Ở điều kiện đất có đủ ẩm, tơi xốp, tầng canh tác dày, rễ chính có thể ăn sâu vào đất đến 7 – 100 cm. Rễ phụ thường có 30 – 40 cái, dài 20 – 25cm, phân bố chủ yếu ở tầng đất mặt, không sâu quá 25cm. Trên rễ phụ có nhiều lông hút, làm nhiệm vụ hút các chất dinh dưỡng từ đất. Ở các điểm tiếp giáp giữa rễ chính và rễ phụ, cũng như trên chiều dài của rễ phụ, thường hình thành nhiều nốt sần. Nốt sần là nơi tụ tập vi sinh vật cố định đạm ở các lông hút của rễ. Số lượng nốt sần ở đậu xanh không nhiều so với ở một số loại đậu đỏ khác. Thường trung bình mỗi câv có 20 – 30 nốt sần. Nhưng ở cây đậu xanh có tỷ lệ nốt sần hữu hiệu cao, trên 80%. Kích thước của các nốt sần không giống nhau, thường dao động trong phạm vi 4-5 mm đường kính.

Số lượng và khả năng hoạt động của các nốt sần là đảm bảo cho cây được cung cấp lượng đạm nhiều và do đó có năng suất cao. Vì vậy. cần áp dụng những biện pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của các nốt sần về số lượng cũng như về chất lượng.

Hình thái rễ đậu xanh

Hình thái rễ đậu xanh 1.Rễ phát triển trong điều kiện khô hạn, nghèo dinh dưỡng 2.Rễ phát triển trong điều kiện đủ dinh dưỡng, đủ ẩm

Hoa

Hoa đậu xanh được hình thành trên các trục hoa. Trên mỗi trục hoa có thể phát triển thành 1 hàng hoa mọc đối nhau. Các hoa trên một hàng xếp liên tục với nhau. Trung bình mỗi hàng hoa có 3 – 20 hoa, do đó mỗi trục hoa có thể có tới 6 – 40 hoa. Vị trí bắt đầu của mỗi trục hoa phía dưới thường nằm ở giữa thân, giữa cành hoặc ở nách lá. Những trục hoa phía trên mọc so le từ các đốt thân. Ở phần trên của thân cây, độ dài của lóng ngắn lại, cho nên số lượng trục hoa nhiều hơn.

Số lượng trục hoa trên mỗi cây thường biến động lớn. Số lượng này thay đổi tùy thuộc vào giống và điều kiện trồng trọt. Thông thường trên mỗi cây có trung bình 5 – 7 trục hoa, tương ứng với 30 – 280 hoa mỗi cây.

Hoa đậu xanh có màu vàng. Cuống kém phát triển. Hoa gồm 5 bộ phận: lá bắc, đài hoa, tràng hoa, nhị đực, nhị cái. Lá bắc có màu xanh nhưng không phát triển và thường tiêu biến rất sớm. Đài hoa chia thành 5 lá dài, trong số đó có 2 lá ngắn dính với nhau tạo thành môi trên ôm lấy phần sau cánh cờ. 3 lá còn lại có dạng hình dài bằng nhau, bao bọc xung quanh 2 cánh bên và cánh thìa. Phía dưới đài hoa, các lá đan kết thành hình phều tiếp giáp với trục hoa. Tràng hoa hình cánh bướm, gồm 4 cánh: cánh cờ, 2 cánh bên và cánh thìa. Cánh cờ to nhất, màu vàng, có vân màu đỏ nâu. Số lượng vân khác nhau, tùy thuộc vào giống. Có thể dùng đặc điểm này để làm chỉ tiêu phân biệt giữa các giống. Hai cánh bên màu vàng, có độ cong như cánh cờ, nhưng diện tích nhỏ hơn, chỉ bằng 1/4 cánh cờ. Cánh thìa có màu vàng nhạt, không có gân, phía trên cong lại hình thành mỏ chim, bao kín phần nhị đực và nhị cái.


Nhị đực gồm 10 cái, có độ dài không giống nhau. Một cái dài nhất, tương đương với độ đài của vòi nhụy. 2 cái tiếp theo dài bằng nhau, nhưng ngắn hơn đầu vòi nhụy khoảng 0,2 mm. Tiếp theo có 3 cái, có cùng độ dài như nhau, nhung ngắn hơn đầu vòi nhụy khoảng 0,3 mm. Cuối cùng, 4 cái còn lại có cùng chiều dài và ngắn hơn đầu vòi nhụy 0,5 mm. Mỗi nhị đực có 2 bao phấn. Phía dưới các cuống nhị đực kết thành hình ống bao quanh chân nhụy cái. Vòi nhụy cái có phần đầu uốn cong thành hình mỏ chim, có dạng hơi nhọn. Phía trong phần nhọn này được phủ kín một lớp lông tơ rất mềm, màu trắng ngà. Đây chính là bộ phận tiếp nhận phấn hoa từ nhị đực trong quá trình thụ phân.

Trong quần thể tự nhiên, hoa đậu xanh thường nở rải rác thành từng đợt khác nhau. Cản cứ vào thời gian nớ hoa, các giống đậu xanh có thể chia thành 3 nhóm:

Nhóm ra hoa tập trung: hoa nớ kéo dài dưới 16 ngày.

Nhóm ra hoa trung gian: hoa nở kéo dài trong thời gian 16 – 30 ngày.

Nhóm ra hoa không tập trung: hoa nở liên tiếp trên 30 ngày.

Cấu tạo hoa đậu xanh

Cấu tạo hoa đậu xanh 1.Bộ cánh hoa: 2. Cánh cờ; 3. Cánh bên; 4. Cánh thìa: 5. Bộ nhị đực và nhụv hoa

Quả và hạt

Sau khi hoa thụ phấn 2 – 3 ngày, bầu hoa phát triển thành quả non. Thời gian từ lúc thụ phấn đến khi chín, tùy thuộc chủ yếu vào đặc điểm của giống, vào điều kiện chăm sóc và vào nhiệt độ. Thời gian này ở vụ Xuân trung bình vào khoảng 20 – 25 ngày, ở vụ Hè 15 – 20 ngày, vụ Thu Đông 25 – 30 ngày.

qua dau xanh chin

qua dau xanh chin

Quả đậu xanh khi chín, có chiều dài trung bình là 8 – 10 cm. Quả dài nhất là 15cm. Cắt ngang quả có hình tròn hoặc bầu dục, với đường kính là 4 – 6 mm.

Quả có màu sắc thay đổi: màu vàng rơm, nâu, đen, màu đặc biệt. Nhưng phổ biến hơn cả là màu đen và màu nâu. Vỏ quả đậu xanh thường được phủ một lớp lông dài 0,3 – 0,4mm. Mật độ lông phụ thuộc vào đặc đicm của giong và khả năng chống chịu của cây. Những giống chống chịu bệnh khảm vàng virut và sâu đục quả có mật độ lông dày. Vào thời kỳ chín hoàn toàn lông trên quả thường rụng đi hoặc tự tiêu biến.

Độ dày của vỏ quả đậu xanh thường là 0,1 – 0,3mm. Bên trong vỏ quả chìa thành nhiểu ngăn, có vách màu tráng. Vào thời kỳ quả chín, các vách ngăn này co lại, nhưng dấu vết vẫn còn khá rõ.

Hạt gồm vỏ hạt, rốn hạt, 2 lá mầm và 1 mầm non. Mầm non là nơi thu nhỏ của mầm rễ, 2 lá đơn, thân chính và lá kép đầu tiên. Kích thước, màu sắc, hình dáng của hạt phụ thuộc vào giông và một phần phụ thuộc vào điều kiện bên ngoài. Khối lượng 1000 hạt thay đổi trong phạm vi 25 – 70 g, chủ yếu phụ thuộc vào giống. Hạt có nhiều màu khác nhau: vàng rơm, vàng xanh, xanh đậm, nâu, xanh nhạt, màu hỗn hợp.

Màu sắc của vỏ hạt có tương quan tương đối chặt chẽ với vùng địa lý phân bố: Đông Nam Á là nơi phân bố chủ yếu của các loại hạt có màu vàng xanh và xanh đậm. Vùng Bắc Á là nơi phân bố của hạt có màu vàng rơm. Hạt đậu xanh có nhiều hình dáng khác nhau: hình tròn, hình ô van. hình trống hình dáng đặc biệt. Hình dáng hạt kết hợp với màu sãc và độ lớn là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá mẫu mã của hạt.

Số lượng hạt trung binh trong một quả là một trong những yếu tố chủ yếu tạo thành năng suất của đậu xanh. Trung bình mỗi quả có 8 – 9 hạt. Quả lớn nhất có đến 18 hạt.