Just another WordPress site

Các chất bổ sung vào thức ăn hỗn hợp

Mặc dù thức ăn hỗn hợp được phối họp từ nhiều loại nguyên liệu thức ăn, nhưng không phải vì thế mà nó đã có đầy đủ tất cả các chất theo yêu cầu của vật nuôi. Để bù đắp các chất còn thiếu hụt và nâng cao hiệu quả sản xuất của thức ăn, người ta thường bổ sung thêm vào thức ăn hỗn hợp các loại khoáng, vitamin, axit amin, enzym, sắc tố, chất chống oxy hóa, kháng sinh…

Nội dung trong bài viết

  • Khoáng
  • Vitamin
  • Các chất bổ sung khác
    • Axit amin
    • Enzym
    • Sắc tố
    • Chất chống oxy hóa
    • Kháng sinh
    • Các chất khác
    • Một số điểm cần lưu ý đối với các chất bổ sung

Khoáng

Nhóm thức ăn giàu năng lượng và thức ăn giàu protein có nguồn gốc thực vật đều có tỷ lệ canxi nhỏ hơn photpho. Vì vậy, bổ sung canxi vào thức ăn để bảo đảm được tỷ lệ Ca: p là 1,5 – 2/1 là tất yếu. Mặt khác, hàm lượng photpho có trong nguyên liệu thức ăn cũng không đáp ứng đủ yêu cầu photpho trong thức ăn của vật nuôi. Như vậy, bên cạnh việc bổ sung canxi thì cũng phải bổ sung thêm photpho vào thức ăn. Đe đảm bảo tỷ lệ Ca: p nêu trên, người ta bổ sung vào thức ăn các nguyên liệu khoáng có chứa canxi, photpho.

Nguyên liệu dùng để bổ sung canxi và photpho
Nguyên liệu dùng để bổ sung canxi và photpho

Nếu thức ăn chỉ thiếu canxi thì bổ sung nguyên liệu khoáng chỉ chứa canxi, nếu thức ăn thiếu cả canxi và photpho thì có thể bổ sung hai loại nguyên liệu: một loại chỉ chứa canxi, một loại chỉ chứa photpho hoặc bổ sung một loại nguyên liệu khoáng vừa chứa canxi, vừa chứa photpho.

Cùng với sự thiếu hụt canxi, photpho, hàm lượng các khoáng khác trong thức ăn thường không đáp ứng đủ yêu cầu khoáng trong thức ăn của vật nuôi. Vì vậy, người ta thường sử dụng hóa chất làm nguyên liệu bổ sung khoáng vào thức ăn cho vật nuôi.

Nguyên liệu để sản xuất khoáng vi lượng
Nguyên liệu để sản xuất khoáng vi lượng
Nguyên liệu bổ sung lưu huỳnh, magie
Nguyên liệu bổ sung lưu huỳnh, magie

Người ta thường sản xuất các loại hỗn hợp khoáng sử dụng cho từng đối tượng gia súc, gia cầm, liều lượng bổ sung khoáng hỗn hợp vào thức ăn theo chỉ dẫn của nhà sản xuất.

Hỗn hợp khoáng bổ sung cho gia súc, gia cầm
Hỗn hợp khoáng bổ sung cho gia súc, gia cầm

Vitamin

Hầu hết các nguyên liệu thức ăn đều chưa đáp ứng được yêi cầu vitamin trong thức ăn của vật nuôi. Vì vậy, thức ăn hỗn hợp cũng thường thiếu vitamin. Để bù đắp sự thiếu hụt này, người ta sải xuất các hỗn hợp vitamin cho các đối tượng vật nuôi và bổ sung hỗn hợp này vào thức ăn với một tỷ lệ thích hợp. Bảng dưới giới thiệu một số công thức hỗn hợp vitamin dùng để bổ sung vào thức ăn cho vật nuôi.

Công thức một số hỗn hợp vitamin (Hàm lượng các vitamin UI, mg, g/kg hỗn hợp)
Công thức một số hỗn hợp vitamin (Hàm lượng các vitamin UI, mg, g/kg hỗn hợp)

Các chất bổ sung khác

Axit amin

Thức ăn hỗn hợp có thể đủ về hàm lượng protein, nhưng một vài axit amin vẫn có thể bị thiếu hụt. Để giải quyết vấn đề này, người ta bổ sung axit amin tổng hợp vào thức ăn như: Lysin, methionin, tryptophan, threonin… Liều lượng bổ sung từng loại axit amin phụ thuộc vào sự thiếu hụt của chúng trong thức ăn. Lysin thường bổ sung ở tỷ lệ 0,01 – 0,05%, methionin: 0,05 – 0,1%, threonin và tryptophan: 0,01 – 0,03%.

Enzym

Để nâng cao khả năng tiêu hóa của vật nuôi đối với các chất dinh dưỡng trong thức ăn, người ta thường bổ sung vào thức ăn hỗn hợp một số enzym như: phytaza, amylaza, cellulaza, pectinaza, proteaza, t f 1 lipaza…, enzym bổ sung vào thức ăn thường ở dạng chế phẩm thương mại. Tùy thuộc vào đối tượng vật nuôi, nguyên liệu dùng để phối hợp thức ăn hỗn hợp mà người ta quyết định bổ sung enzym nào vào thức ăn, còn liều lượng bổ sung thì theo chỉ dẫn của nhà sản xuất enzym.

Sắc tố

Cung cấp sắc tố cho vật nuôi bằng cách sử dụng các nguyên liệu thức ăn giàu sắc tố (bột lá xanh, bột tảo…) để phối hợp thức ăn hỗn hợp là tốt nhất. Trường hợp không có hoặc không có đủ nguồn nguyên liệu này, người ta bổ sung sắc tố tổng hợp vào thức ăn. Các sắc tố tổng hợp thường được bổ sung vào thức ăn hỗn hợp là: Beta – apo – 8 – carotenol, apoetilester, cantaxanthin. Loại sắc tố và liều lượng sắc tố bổ sung vào thức ăn hỗn hợp tùy thuộc vào đối tượng vật nuôi và sự thiếu hụt của sắc tố trong thức ăn.


Chất chống oxy hóa

Để bảo vệ các chất dinh dưỡng (protein, lipit…), các vi chất (vitamin, sắc tố…) khỏi sự oxy hóa trong quá trình bảo quản thức ăn, người ta thường bổ sung vào thức ăn hỗn hợp một số chất chống oxy hóa như: Propilgalat, butilhydroxianizon, butilhydroxitoluon, axit lactic…

Loại chất chống oxy hóa và liều lượng bổ sung vào thức ăn tùy thuộc vào nguyên liệu thức ăn và thời gian bảo quản.

Kháng sinh

Để phòng bệnh cho vật nuôi, người ta thường bổ sung vào thức ăn hỗn họp một số loại kháng sinh. Bổ sung kháng sinh nào và liều lượng là bao nhiêu phải tuân thủ theo quy định của quốc gia và quốc tế về bổ sung kháng sinh vào thức ăn chăn nuôi.

Các chất khác

Ngoài bổ sung các chất nêu trên, thức ăn hỗn hợp có thể còn được bổ sung thêm các chất khác như chất ổn định thần kinh, chất làm tăng khâu vị (mùi và vị) của vật nuôi, thuốc chống côn trùng…

Một số điểm cần lưu ý đối với các chất bổ sung

Trong quy trình công nghệ sản xuất thức ăn hỗn hợp có công đoạn xử lý nhiệt bằng cách phun hơi nước nóng vào thức ăn, nhiệt độ lên tới 80 – 90°c. Vì vậy, tìm chất bổ sung chịu được nhiệt và tìm các biện pháp để giảm thiểu ảnh hưởng  của nhiệt đối với các chất bổ sung là hết sức cần thiêt. Ví dụ: Trước đây, enzym phytaza được chiết suất  từ nấm chỉ chịu được ở nhiệt độ 50 – 60°c, ngày nay người ta đã chiết suất phytaza từ vi khuẩn và tạo ra phytaza thế hệ thứ 4, enzym này có thể chịu được nhiệt đến 80 – 90°c. Việc đưa các chất bổ sung vào thức ăn sau khi đã hoàn thành công đoạn xử lý nhiệt cũng là một cách giảm thiểu tác động của nhiệt đối với chất bổ sung.

Ở nước ta, độ ẩm không khí thường rất cao, do đó nguyên liệu các chất bổ sung thường hút ẩm và có độ ẩm 4 – 5%. Vì vậy, cần lưu ý điều chỉnh hàm lượng của các chất bổ sung trong nguyên liệu của chúng (bột đá vôi, bột DCP…).

Trừ khoáng, còn hỗn hợp các chất bổ sung khác (axit amin, premix vitamin…) đều cho năng lượng. Ví dụ năng lượng trao đổi /lkg của lysin 78,8% là 4.309 Kcal, còn methionin loại 99% là 5.272 Kcal, hoặc premix vitamin là 2.000 – 2.500 Kcal. Tỷ lệ bổ sung vào thức ăn hỗn hợp của từng chất này tuy nhỏ, nhưng tổng của chúng thì không nhỏ, có thể lên tới 1 – 1,5%. Vì vậy, cũng cần phải tính cả năng lượng của chúng trong thức ăn hỗn hợp.

Các vitamin thường bị oxy hóa trong thời gian bảo quản thức ăn. Do đó, thức ăn hỗn hợp cần được sử dụng ngay trong một khoảng thời gian nhất định, thường là dưới 3 tháng kể từ khi sản xuất và việc bổ sung các chất chóng oxy hóa vào thức ăn hỗn hợp là hết sức cần thiết.