Bưởi Năm roi
Bưởi Năm roi ngoài việc ăn tươi giảm được cholesterol, còn được dùng làm chè bưởi, chiết xuất tinh dầu cho mỹ phẩm. Riêng vỏ bưởi còn được dùng làm nem chay và mới đây theo Viện Y dược học dân tộc TP. HCM, vỏ bưởi nấu lấy nước uống sẽ làm tiêu mỡ, giảm béo phì.
Nội dung trong bài viết
- Bưởi Năm roi
- Giống bưởi Đoan Hùng
- Bưởi đường Hương Sơn (Hà Tĩnh)
- Bưởi Phúc Trạch
Bưởi Năm roi
Bưởi Năm roi là giống bưởi ngon nổi tiếng của Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), nhất là bưởi Năm roi ở huyện Bình Minh – tỉnh Vĩnh Long, vùng đất phù sa ngọt ở ven sông Hậu. Bưởi Năm roi phát triển tốt ở vùng đất thịt pha đất sét. Mỗi năm, giống bưởi này cho thu hoạch 2 lần vào tháng Tám và tháng Chạp âm lịch.
Bưởi Năm roi được công nhân là giống sạch bệnh, cho năng suất cao và chất lượng tốt, ngon nhất trong các giống bưởi hiện nay, thích nghi với điều kiện khí hậu tại các vùng sinh thái khác nhau ở nước ta. Bưởi Năm roi lột tróc được vỏ lụa, có nhiều múi, rất mọng nước và ngọt thanh, thơm, trái có núm, khi chín màu vàng nhạt, vỏ mỏng, ráo nước, ít hạt. Trọng lượng trái trung bình từ 900 – 1.100g/trái, phù hợp ăn tươi, chế biến, tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Sau 2 năm trồng cho ra quả, thu hoạch tập trung với chu kỳ khai thác kinh doanh 15 năm.

Bưởi năm roi
Bưởi Năm roi ngoài việc ăn tươi giảm được cholesterol, còn được dùng làm chè bưởi, chiết xuất tinh dầu cho mỹ phẩm. Riêng vỏ bưởi còn được dùng làm nem chay và mới đây theo Viện Y dược học dân tộc TP. HCM, vỏ bưởi nấu lấy nước uống sẽ làm tiêu mỡ, giảm béo phì.
Bưởi Năm roi hiện rất “hút hàng” đối với thị trường nội địa và xuất khẩu. Giống bưởi này cũng có dạng quả lê, nhưng đạt kích thước lớn, trung bình mỗi trái nặng 1,2 – 1,8 kg và năng suất tương đối ôn định.
Hiện nay, bưởi Năm Roi ngoài nhu cầu ở Nam Bộ và miền Trung còn được tiêu thụ khá phổ biên tại miền Bắc nước ta. Bưởi Năm roi là một trong những loại bưởi ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao, và có giá trị kinh tế lớn.
Giống bưởi Đoan Hùng
Bưởi Đoan Hùng là một giống bưởi nổi tiếng không chỉ ở Phú Thọ, mà còn được biết đến ở nhiều nơi khác. Giống bưởi này mang tên huyện Đoan Hùng, huyện cực bắc của tỉnh Phú Thọ. Giống bưởi Đoan Hùng ngọt có 2 loại ngon nhất, đó là Bưởi Bằng Luân và Bưởi Sửu Chí Đám. Bưởi Đoan Hùng được nhân dân miền Bắc ưa thích nhờ quả tròn mây, múi dày, ngọt và mọng nước.
Bưởi Đoan Hùng có quả hình cầu dẹt, chín màu vàng sáng, cùi mỏng, múi ráo, tôm mọng nước, màu trắng ngà, ăn ngọt mát, mùi thơm đặc trưng. Giống bưởi nổi tiếng này đã được bảo hộ tên gọi xuất xứ và được Nhà nước bảo hộ vô thời hạn tại quyết định số 73/QD-SHTT.

Bưởi Đoan Hùng
Bưởi đường Hương Sơn (Hà Tĩnh)
Bưởi đường Hương Sơn còn gọi là bưởi Tàu được trồng dọc bờ sông Ngàn Sâu thuộc tỉnh Hà Tĩnh có quả to, vị ngọt đậm, múi mọng nước, nhiều vitamin C, không chua, không the, không đắng, mùi hương dễ chịu và nhất là ít xơ. Nhờ những đặc tính nổi trội này, người dân bản địa đã xếp bưởi đường lên vị trí cao nhất về độ ngon ngọt so với các giống bưởi hiện có ở Hương Sơn được người tiêu dùng ưa chuộng. Đây là giống bưởi ngon, có giá trị và chất lượng không thua kém nhiều so với bưởi Phúc Trạch. Bưởi đường chỉ có phẩm chất tốt khi được trồng ở Hương Sơn, khi đưa ra trồng ở các huyện khác bưởi không còn giữ được hương vị vốn có.
Bưởi Phúc Trạch
Nói đến Hà Tĩnh, lừng lẫy hàng đầu là bưởi đào Phúc Trạch. Gọi bưởi đào vì tép bưởi hồng tươi, không trắng hay vàng như nhiều giống bưởi khác, ngọt thanh, càng ăn càng thích.
Bưởi Phúc Trạch là giống bưởi đặc sản của huyện Hương Khê – tỉnh Hà Tĩnh. Quả có hình cầu tròn, bề ngang và chiều cao gần bằng nhau, cuống quả không lồi, đế quả hơi lõm, vỏ không trơn không ráp, màu sắc vỏ quả xanh vàng, màu sắc thịt quả màu hồng nhạt hoặc màu trắng trong, khối lượng quả đạt từ 1 – 1,5 kg, số múi 14 – 16 múi/quả, tỉ lệ ăn được từ 48,1 – 54,1, số hạt bình quân trong quả 50 – 70 hạt/quả, độ Brix từ 10 – 12,8%, có mùi thơm nhẹ tự nhiên hơi đặc trưng, có vị ngọt hơi thanh chua, ngọt hậu.
Hiện nay bưởi Phúc Trạch được trồng tập trung chủ yếu ở 4 xã Phúc Trạch, Hương Trạch, Hương Đô, Lộc Yên (đều ở huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh). Có 10 xã phụ cận cũng trồng loại bưởi này. Tuy nhiên, theo các nhà quản lý địa phương, trồng ngon nhất vẫn là một làng tại xã Phúc Trạch. Tổng diện tích trồng bưởi Phúc Trạch tại huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh hiện nay là khoảng 1.500 ha.