Just another WordPress site

Bệnh tụ huyết trùng ở gà

Bệnh tụ huyết trùng ở gà có 2 loại tụ huyết trùng Cấp tính và tụ huyết trùng mãn tính. Là bệnh truyền nhiễm lây lan với đặc trưng nhiễm trùng máu.

Nội dung trong bài viết

  • Nguyên nhân gây bệnh
  • Lây truyền bệnh
  • Triệu chứng, bệnh tích
  • Chẩn đoán bệnh
  • Phòng và trị bệnh
    • Phòng bệnh
    • Điều trị bệnh

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh Tụ huyết trùng gà gây ra do vi trùng Pasteurelia multocida. Có nhiều chủng, ở Việt Nam là chủng A1.

Lây truyền bệnh

Đường lây truyền chính là từ gà bệnh sang khoẻ do nước uống, thức ăn nhiễm mầm bệnh. Chuột cũng đóng vai trò truyền lây làm ô nhiễm nước và thức ăn bởi vi trùng Pasteurella multocia. Gà, gà tây, chim cảnh và gia cầm khác rất dễ mẫn cảm với bệnh. Thời gian nung bệnh 2-7 ngày.

Triệu chứng, bệnh tích

Quá cấp tính: Gia cầm chết đột ngột nhai khi chưa có dấu hiệu bệnh tật nào trước đó.

-Cấp tính: Kéo dài 1-3 ngày và có gà chết đột ngột. Gà bệnh mào tím tái, đi lại chậm chạp, liệt chân hay liệt cánh, gà sốt, bỏ ăn, xù xì, dịch tràn miệng. Phân trắng loãng hoặc trắng xanh hoặc có máu tươi. Thở khó, chảy nước mũi nước miếng. Vi trùng vào máu gây nhiễm trùng huyết làm gà chết nhanh.

Gà mũi sưng, viêm khớp, bại liệt. Mắt sưng, viêm kết mạc mắt. Trứng đẻ giảm, tỷ lệ chết cao. Ở nước ta gia cầm bị bệnh chết đến 50-100%.

-Mãn tính: Triệu chứng cục bộ từng vùng sưng một hai tích là điển hình, viêm tấy khoang mũi, khóp cánh giáp lưng v.v…

Bệnh tích chung là xuất huyết phủ tạng và thịt tím sẫm.

Gà đẻ buồng trứng vỡ nát. Có thể thấy dịch thẩm xuất nhầy như “pho mát” ở gan, tim. Đặc biệt trên mặt gan có những điểm hoại tử trắng lấm tấm.

Chẩn đoán bệnh

Dựa vào triệu chứng lâm sàng và bệnh tích điển hình.

Xét nghiệm vi trùng học và làm phản ứng huyết thanh học trong phòng thí nghiệm từ bệnh phẩm tuỷ xương, gan, máu.

Phân biệt hiện tượng lách không sưng có thể loại trừ bệnh thương hàn và phó thương hàn gà. Hoại tử gan chỉ có bệnh tụ huyết trùng, có thể loại trừ bệnh Niucatxơn.


Phòng và trị bệnh

Phòng bệnh

+ Khi gà trên 1 tháng tuổi có thể sử dụng vaccin nhũ dầu: 0,5-1 ml/1 con. Sau 4-6 tháng tiêm nhắc lại lần 2. Việc dùng kháng sinh phòng nhiễm một số bệnh đã thành lịch trong qui trình kỹ thuật nên hầu như giảm việc sử dụng loại vaccin này.

+ Dùng kháng sinh phòng nhiễm:

-Costim, Cosmix-fort, Ampi-Setol, Genta- Costrim, Hantril, ESB:Ì v.v… dùng với liều phòng (bằng một nửa liều điều trị)

+ Vệ sinh thú y:

Sát trùng chuồng trại sau mỗi đợt xuất gà thường xuyên tẩy uế máng ăn, nước uống.

Điều trị bệnh

+ Dùng một trong các loại thuốc sau đây:

-Streptomycin 120-150 mg/kg kết hợp vớí Penicilline 150mg/kg thể trọng gà.

-Chlotetracyclin 40mg/kg thể trọng gà trong 3 ngày.

-Streptomycin: 1 lọ 1 gam pha với 5ml nước cất tiêm 100-150 mg/1 kg TT/1 ngày, liên tục 3 ngày.

-Chlortetradexa: 1 ml/5 kg TT, tiêm sâu bắp thịt. Ngày 1 lần, liên tục 3 ngày.

-Chlortetradexa: 0,1-0,3 ml/1 con. tiêm sâu bắp thịt. Ngày 1 lần, dùng liên tục 3 ngày.

-Genta costrim: 1 g/10 kg thể trọng pha với nước hoặc trộn với 1 kg thức ăn. Dùng 3-5 ngày.


-Genta ty lo: Gà đẻ, gà hậu bị: 1 ml/1 kg thể trọng, tiêm dưới da.

3 ml/con dưới 5 kg thể trọng

5 ml/con trên 5 kg thể trọng

Dùng 3-5 ngày.

-Ampi-Septol: 1 gói/5 kg thể trọng hoặc 1 gói trộn với 2 kg thức ăn.

-Chlortylodexa: 0,5-1 ml/1 kg thể trọng, tiêm bắp. Dùng liên tục 3 ngày hoặc 1 ống (5ml) pha 1 lít nước uống.

-Dùng Chlotetravit C: 1 gói 8g/2-3 kg thức ăn, Dùng 3-5 ngày.

-Dùng Synavia: 10 g/200 kg thể trọng/20 lít nưóc. Dùng 3-5 ngày.

-Vitamycin: 1 gói/4,5 kg thức ăn/1 ngày trong 4 ngày.

-Tetracan: 0,125 gam/1 lít nước uống. Dùng 3-5 ngày.