Just another WordPress site

Bệnh thương hàn, bạch lỵ ở gà

Bệnh thương hàn ở gà vi trùng vào máu, phủ tạng làm gà chết dần hoặc ủ rũ, mệt mỏi, không ăn. Phân màu trắng, đôi khi khó thở do vi trùng vào máu lên phổi.

Nội dung trong bài viết

  • Lây truyền bệnh thương hàn ở gà
  • Triệu chứng, bệnh tích thương hàn
    • Gà con
    • Gà lớn
  • Phòng và trị bệnh
    • Phòng bệnh
    • Vệ sinh Thú y phòng bệnh thương hàn, bạch lỵ
    • Điều trị bệnh thương hàn ở gà

Fow typhoid – Para typhoid – Pullorum Disease)

Là bệnh truyền nhiễm lây lan cấp tính hay mãn tính ở gia cầm. Bệnh thương hàn gà do vi khuẩn Salmon gallinarum. Bệnh phó thương hàn gà do vi khuẩn Salmonella typhimunum. Bệnh bạch lỵ do vi khuẩn Salmonella pulloru. Ba bệnh liên quan với nhau nhưng không đồng nhất.

Gà có biểu hiện bệnh Thương hàn

Gà có biểu hiện bệnh Thương hàn

Lây truyền bệnh thương hàn ở gà

Bệnh lây truyền dọc bởi gà giống mang trứng truyền qua trứng giống. Gà con nở ra từ trứng bệnh sẽ mắc bệnh thương hàn, bạch ly, phân trắng tỷ lệ chết cao.

Bệnh lan truyền ngang do gà con bệnh sẽ sang gà con khác do các chất thải từ miệng, phải uống chung, ăn chung với gà khoẻ, hít không khí mầm bệnh ở máy ấp.

Bệnh thương hàn thường ở gà lớn làm cho chết nhiều, tỷ lệ chết cao.

Truyền lây ngang quan trọng với gà bị thương hàn qua chất thải, xác chết gà bệnh, quần áo, giày dép và các phương tiện vận chuyển.

Gà, chim cút, vịt, và một số loài gia cầm khác đều có khả năng bị bệnh. Thời gian nung bệnh 2-5 ngày.

Triệu chứng, bệnh tích thương hàn

Gà con

Khi trứng bị nhiễm bệnh tỷ lệ nở thấp, phôi bị sát hoặc gà con nở ra yếu mắc bệnh liền. Vi trùng vào máu, phủ tạng làm gà chết dần hoặc ủ rũ, mệt mỏi, không ăn. Phân màu trắng, đôi khi khó thở do vi trùng vào máu lên phổi. Gà chết tới trên 20%. Một số con thể hiện triệu chứng què chân và thần kinh. Sau một thời gian phân chuyển màu vàng.


Gà lớn

Gà tiêu chảy, phân màu vàng xanh, mào tái, đề không đều và giảm. Nhiều nang trứng bị hoại tử, thoái hoá. Gà hay đẻ trứng non méo mó, do vi khuẩn làm bại huyết và vi khuẩn cư trú ở buồng trứng gây viêm teo buồng trứng,

Bệnh tích không mấỵ điển hình, ồ gà con thấỵ có nhiều nốt hoại tử trắng như đầu đinh ghim ở gan, lách, tim, phổi, thành ruột dày, phủ bựa vàng,

Gà mái đẻ buồng trứng méo mó, trứng non màu sắc chuyển từ đỏ sang trắng (u nang buồng trứng).

Phân gà bị nhiễm bệnh thương hàn, bạch lỵ

Phân gà bị nhiễm bệnh thương hàn, bạch lỵ

Phòng và trị bệnh

Phòng bệnh

Dùng vaccin keo phèn vô hoạt 1 -2 ml/1 con, 6 tháng tiêm 1 lần.

Dùng kháng sinh với liều phòng: Chlortetravit C, Costrim, Cosmix-fort, Genta-Costrim, Hantril với liều bằng một nửa liều điều trị dưới đây.

Vệ sinh Thú y phòng bệnh thương hàn, bạch lỵ

Do chủ yếu lây nhiễm qua môi trường sống nên bà con chăn nuôi gà cần chú ý đừng mang mầm bệnh về cho gà đang khoẻ.

  • Gà mới nên nuôi riêng để theo dõi.
  • Chất độn chuồng gà phải thay đổi thường xuyên.
  • Thức ăn, nước uống cho gà phải sạch.
  • Tẩy chuồng bằng formol 2%, chloratnin (Halamid.) 0,2% theo định kỳ.
  • Vệ sinh trứng ấp và lò ấp trứng gia cầm.

Điều trị bệnh thương hàn ở gà

Bệnh phát ra ở gà từ 1 ngày tuổi đến 20 ngày tuổi. Gà lớn thường bị mãn tính và nhẹ hơn. Có thể dùng một trong các loại thuốc sau:

  • Chlortetradexa: 1 ml/5 kg TT, tiêm sâu bắp thịt. Ngày 1 lần, liên tục 3 ngày.
  • Costiml 24%: 1 g/5 kg TT. Ngày 1 lần, liên tục 5 ngày.
  • Costrim2 12%: 1 g/2, 5 kg TT. Ngày 1 lần, liên tục 3-5 ngày.
  • ESB3 30%: 1 gam ESB3/1 lít nước uống. Dùng 3 ngày một, bắt đầu tuần 3, 5, 7 sau khi nở.
  • Genta costrim: 1 g/10 kg thể trọng pha với nước hoặc trộn với 3 kg thức ăn. Dùng 3-5 ngày.
  • Ampi – Septol: Tiêm 1 ml/5 kg thể trọng. Dùng 3-5 ngày.
  • Chloramphenicol 50 mg/kg thể trọng trong 10 ngày
  • Tetracycline 150-160mg/kg thể trọng trong 10 ngày .
  • Furazolidon 150-350 g/tấn thức ăn trong 7-10 ngày.
  • Neotesol: 60-120 mg/1 kg thể trọng/1 ngày pha với nước. Dùng 3-5 ngày.
  • Cosmix fort: 1 g/1 lít nước hoặc trộn 0/5 kg thức ăn. Dùng 3-6 ngày.