Bệnh sán lá gan trâu bò
Bệnh sán lá gan trâu bò thường rất thường gặp ở các nước nhiệt đới trong đó có Việt Nam. Bệnh sán lá gan trâu bò gây suy nhược, thiếu máu cho trâu bò mắc phải.
Nội dung trong bài viết
- Khu vực bệnh sán lá gan trâu bò phát triển mạnh
- Nguyên nhân trâu bò mắc bệnh sán lá gan
- Vòng đời của sán lá gan trâu bò
- Điều trị bệnh sán lá gan
Khu vực bệnh sán lá gan trâu bò phát triển mạnh
Bệnh sán lá gan trâu bò do Fasciola gigantica phân bố ở các nước nhiệt đới châu Á và châu Phi; còn Fasciola hepatica có ở các nước cháu Âu, châu Mỹ và Australia.
Ở Việt Nam, trâu, bò, dê thường bị nhiễm Fasciola gigantica và rất ít gặp Fasiola hepatica. Tỷ lệ trâu bò nhiễm sán lá gan thay đổi tuỳ môi trường sinh thái, khoảng 35% ở các tỉnh miền núi và 60% ở các tỉnh đồng bằng.
Nguyên nhân trâu bò mắc bệnh sán lá gan
Bệnh do hai loài sán lá gây ra:
- Fasiola gigantica: hình mũi mác, màu hồng, kích thước 5,0-7,5 X 0,9-1,2 cm; trứng mầu vàng rơm, kích thước 130- 150 X 65-40 ịim.
- Fasiola hepatica: hình lá, kích thước ngắn hơn: 2,5-3,0 X 1,0-1,5 cm; trứng mầu vàng rơm, kích thước 130-150 X 65-40 |i,m.
Vật chủ trung gian của sán lá gan là một số loài ốc nước ngọt không nắp (Pulmonata). Ở Việt Nam, có 2 loài ốc là vật chủ trung gian củâ sán ỉá: Lymnaea swinhoei; Lymnaea viridis.
Vòng đời của sán lá gan trâu bò
Sán trưởng thành ký sinh ở ống dẫn mật và túi mật của gan súc vật, đẻ trứng ở đó. Trứng theo phân ra ngoài. Trứng gặp các điều kiện thích hợp phát triển thành bào ấu, lôi ấu, vĩ ấu. Vĩ ấu ra khỏi ốc, rụng đuôi, trở thành kén (Metacercaria). Thời gian từ trứng phát triển thành kén khoảng 3-3,5 tháng. Kén tồn tại ở ao hồ? mương, lạch khoảng 20-30 ngày bám vào cây thuỷ sinh. Trâu bò ăn phải kén sẽ nhiễm sán lá gan. Trong cơ thể trâu, kén phát triển thành sán trưởng thành từ 3-4 tháng.

Bệnh sán lá gan trâu bò
Bệnh sán lá gan trâu bò
Bệnh lý
-Sán sống ký sinh, lấy chất dinh dưỡng trong túi mật và gan của trâu, bò làm cho chúng gầy yếu, suy nhược, thiếu máu… Sự đi chuyển của sán gây ra tổn thương,viêm xơ ống dẫn mật và túi mật. Nơi tổn thương có thể tạo điều kiện cho nhiễm khuẩn thứ phát có mủ ở túi mật và gan. Độc tố của sán tác động lên hệ thần kinh gây hội chứng thần kinh ở bê nghé non; tác động vào niêm mạc ruột gây viêm ruột ỉa chảy dai dẳng cho vật bệnh.
Dấu hiệu nhận biết bệnh sán là gan
- Thời gian ủ bệnh khoảng 20 – 25 ngày.
- Ản kém, giảm nhu động dạ dày ruột thời kỳ đầu.
- Sau đó ỉa chảy dai dẳng, phân lỏng, có mùi tanh.
- Bê, nghé non có thể thấy hội chứng thần kinh.
- Vật bệnh gầy dần, suy nhược, thiếu máu… thể hiện: niêm mạc nhợt nhạt, sức lao tác giảm.
Nếu không được điều trị, bê nghé bệnh sẽ chết sau 15-20 ngày và trâu bò trưởng thành nhiễm sán sẽ chết sau 5-12 tháng.
Bệnh tích
- Gan, túi mật, ống dẫn mật viêm tăng sinh và xơ hoá.
- Có thể thấy túi mật sưng có mủ nếu như bị nhiễm khuẩn.
- Các niêm mạc nhợt nhạt; dưới dá có các ổ thuỷ thũng chứa chất keo vàng; thịt nhợt nhạt có nhiều nước.
Chẩn đoán trâu bò khi có dấu hiệu bệnh sán lá gan
- Chẩn đoán phòng thí nhiệm: xét nghiệm phân tìm trứng sán bằng phương pháp lắng cặn.
- Mổ khám súc vật bệnh (chết) tìm sán trong túi mật, ống dẫn mật.
- Chẩn đoán huyết thanh: phát hiện kháng thể trong huyết thanh súc vật bệnh bằng các phương pháp miễn dịch (SAT, ELISA,IFAT).
Điều trị bệnh sán lá gan
Dùng 1 trong các hoá dược sau:
- Han. Dertyl B: dùng liều 10 mg/kg thể trọng trâu bò. Thuốc trộn thức ăn hoặc cho trâu bò uống trực tiếp.
- Fasinex: dùng liều 12 mg/kg thể trọng trâu, bò, thuốc trộn thức ăn hoặc cho trâu bò uống trực tiếp.
- Tolzal F (= Oxyclozanide): dùng liều 10 mg/kg thể trọng trâu bò. Thuốc trộn thức ăn hoặc cho uống.
- Định kỳ kiểm tra phân đàn trâu bò, cứ 6 tháng/lần, điều trị súc vật nhiễm sán.
- Đàn gia súc có tỷ lệ nhiễm sán cao, cần tẩy sán định kỳ cho toàn đàn bằng 1 trong 3 hoá dược trên, cứ 6 tháng/lần.
- Lấp các ao tù, bãi lầy để hạn chế sự phát triển của ốc vật chủ trung gian.
- Nuôi vịt, ngan ở vùng đồng trũng để diệt ốc vật chủ trung gian.
- Khử phân diệt trứng giun sán.