Bệnh nấm da lông ở bò
Bệnh nấm da lông ở bò có tên khoa học là Bovine Dermic Mycosis, Dermatophytiosis. Bệnh này xuất hiện ở gia xúc khắp nơi trên thế giới và thường gặp ở bỏ sữa hay bò nuôi tập trung.
Nội dung trong bài viết
- Phân bốbệnh nấm da lông ở bò
- Nguyên nhân và đặc tính sinh học của mầm bệnh
- Bệnh lý và lâm sàng
- Bệnh lý
- Điều trị
- Phác đồ điều trị bệnh nấm da lông ở bò:
- Phác đổ bệnh nấm da lông ở bò 2:
- Phòng bệnh nấm da lông ở bò
Phân bốbệnh nấm da lông ở bò
Bệnh nấm da lông ở bò là một bệnh phổ biến mà nguyên nhân do một số loài nấm ký sinh gây ra, phân bố rộng hầu hết các nước trên thế giới. Nhưng bệnh thường xảy ra nhiều ở các nước có khí hậu nóng ẩm thuộc châu Á,châu Phi và Nam Mỹ (David Ellis, 1994).
Ở Việt Nam, bệnh thấy nhiều ở bò sữa và bò nội nuôi tập trung, đặc biệt ở bê sữa một năm tuổi trở lại (Phạm Sỹ Lăng, 1973).
Nguyên nhân và đặc tính sinh học của mầm bệnh
1/ Nguyên nhân
Đến nay, các nhà khoa học đã xác định có 68 loài nấm ký sinh và gây bệnh nấm da lông cho gia súc, trong đó có bò sữa. Phần lớn các loài nấm gây bệnh thuộc các giống nấm:
Trychophyton, T richosporum,Aspergillus,Fusarium và Candida、
Trên bò thường thấy các loài nấm ký sinh ở da – lông sau:
Trichophyton verrucosum: Ký sinh ở da lông bò, gây ra các ổ sừng hoá, các núm sần sùi trên mặt da, làm cho lông cong queo, phình da và rụng từng mảng.
Trichosporum beigelii: Ký sinh ở da bò, gây các mụn loét, các ổ sùi và xốp, trắng ngà trên mặt da.
Candida fumata,c.glabrata: Ký sinh ở da bò, gây ra các ổ lở loét to nhỏ khác nhau, sùi từng đám và có phủ lớp vẩy vàng xám.
Aspergillus fumigatus, nidulans: Ký sinh ở da bò, tạo ra các vết sùi, các đường rãnh hoại tử và chảy dịch vàng.
2/ Đặc tính sinh học
Hình thái các loài nấm có hình dạng bào tử và khuẩn ty khác nhau khi được nuôi cấy trên môi trường thạch Sabouraud hoặc ký sinh trên da lông súc vật.
-Trichophyton verrucosum: các khuẩn ty mọc dài, có chia từng khóc gắn các bào tử nấm. Nuôi cấy trên môi trường, nấm phát triển các đám khuẩn lạc mầu trắng hoặc vàng.
-Candida fumata: Các khuẩn ty ngắn, bào tử hình cầu, hình trứng chụm lại từng đám. Nuôi cấy trên môi trường Sabouraud, các khuẩn lạc nấm có mầu trắng hoặc mầu kem.
-Aspergillus spp.: Khuẩn ty mọc dài, đầu phình to, trên có đính các bào tử xếp thành dãy trông giống như hình hoa cúc. Trên môi trường thạch Czapek, khuẩn lạc có mầu xanh lơ, xanh lá cây và xanh đen.
3/ Sinh học nấm
Bào tử các loài nấm có thể tồn tại trong môi trường tự nhiên: quanh chuồng trại, đất ỏ bãi chăn thả và thức ăn của vật nuôi: bột, cám và cỏ khô, từ 1 – 4 tuần lễ, thậm chí vài tháng.
Súc vật ăn phải bào tử nấm vào hệ thống tiêu hoá; nấm có thể phát triển gây viêm cata niêm mạc đường tiêu hoá, như: nấm c. albicans và c.fumata.
Súc vật hít thở không khí có bào tử nấm A. fumigatus,bào tử xâm nhập vào phế quản và phổi, gây viêm đường hô hấp cấp hoặc mãn.
Bào tử nấm bám vào da lông súc vật, xâm nhập vào các vết xây xát sẽ phát triển thành ổ nấm ký sinh ở đó, gây ra các ổ loét, các mụn cóc sần sùi, sừng hoá, làm rụng lông. Đó là tác động của các loài nấm: Trichophyton verrucosum, Trichosporum beigeiiL
Bệnh lý và lâm sàng
Bệnh lý
Sau khi xâm nhập vào da lông, các bào tử nấm phát triển thành các ổ nấm trên da và các đám lông, gây sùi da, rụng lông, lở loét và mẩn ngứa, làm cho súc vật không yên tĩnh, kém ăn, ngủ ít và gầy yếu.
Triệu chứng lâm sàng
Súc vật thể hiện ba dấu hiệu đặc trưng:
Các đám mụn đỏ nổi mẩn trên da, mọng lên, vỡ loét, sau đóng vảy vàng xám, các đám lông xung quanh đám mụn loét bị rụng đi. Hiện tượng này giống như bệnh ghẻ ở bò (nấm Candida albicans).
Các đám da bị sùi, dày cộm, nhãn nheo nhưng không vỡ loét, mà các nốt sùi ngày một tăng sinh và cứng lại, da xung quanh các nốt sùi cũng rụng dần (nấm Trichophyton spp.).
Các đám mụn cóc phát triển và lan nhanh trên mặt da, sừng hoá, có mầu nâu hoặc xám, kích thước to nhỏ khác nhau, có thể nhỏ như hạt đậu, nhưng có thể to như đầu ngón tay (nấm Trichosporum spp.)
Dịch tễ học
-Bệnh nấm da lông xảy ra ở hầu hết các loài gia súc, nhimg rất phổ biến ở các loài súc vật nhai lại: trâu, bò, dê, cừu.
-Bệnh xảy ra ở tất cả các lứa tuổi của súc vật; nhưng bệnh thường thấy nhiều và bị bệnh nặng ở súc vật non từ3 – 6 tháng tuổi, ở bò sữa nuôi tập trung, bê bị bệnh phổ biến ở lứa tuổi 5 -6 tháng.
-Bệnh xảy ra quanh năm, nhưng thấy tập trung vào mùa xuân và mùa hè tại các cơ sở nuôi bò tập trung ở nước ta.
Chẩn đoán bệnh
-Chẩn đoán lâm sàng: các đám mụn lở loét hoặc sần sùi, sừng hoá trên da lông là dấu hiệu giúp cho chẩn đoán bước đầu.
-Chẩn đoán xét nghiệm: Kiểm tra bệnh phẩm trực tiếp trên phiến kính: lên lấy một mẩu da đặt lam thuỷ tinh, nhỏ dung dịch xút (NaOH) – 10%, dầm nát bằng que thuỷ tinh, hơ trên ngọn đèn cồn 10 ’15’ phút, đặt một lá kính lên đó (Lamelle), nhỏ vài giọt glyxerin, quan sát dưới kính hiển vi, có thể thấy các khuẩn ty và bào tử nấm.
Nuôi cấy, phân lập nấm: lấy bệnh phẩm từ các mụn nghi bị bệnh nấm, cấy vào môi trường Sabouraud hoặc Czapek trong 7-10 ngày ở nhiệt độ tủ ấm 37 – 38C. Nếu bệnh phẩm có nhiễm nấm, khuẩn lạc của nấm sẽ mọc trong môi trường, có thể quan sát bào tử và khuẩn ty của nấm để xác định loài nấm gây bệnh.
Điều trị
Điều trị bệnh nấm da lông cho bò bằng 1 trong 3 phác đồ sau:
Phác đồ điều trị bệnh nấm da lông ở bò:
-Thuốc điều trị: dung dịch ASA (đã pha sẵn) gồm dung dịch 2 axit salicylic và axit lactic (5%).
-Cách dùng: bôi vào các đám da lông bị bệnh nấm.
Mỗi ngày bôi: 1 – 2 lần. Khi bôi rọ mõm súc vật để không liếm thuốc.
-Có thể phối hợp tiêm kháng sinh nếu chỗ da bị nấm có hiện tượng nhiễm khuẩn thứ phát, thể hiện: lở loét, chảy mủ và dịch vàng. Kháng sinh tiêm nên dùng phối hợp Penicillin: dùng liều 20.000 đơn vị/kg thể trọng, phối hợp Kanamycin: dùng liều 20.000 đv/kg thể trọng. Thuốc dùng liên tục 4 – 5 ngày.
-Thuốc hỗ trợ: cho súc vật uống hoặc tiêm vitamin A, D, c, E giúp cho da tổn thương mau hồi phục.
Phác đổ bệnh nấm da lông ở bò 2:
-Thuốc điều trị: dung dịch A.S.I (đã pha sẵn).
Dung dịch thuốc gồm: axit Salixylic 5%; Iodua Kali 10% trong cồn Ehtylic 35°. Công thức dung dịch:
Axit Salixylic 5 g
Iode (nguyên chất) 5 g
Iodua Kali 5 g
Cồn ethylic 35° 100ml.
Cách pha: cho 5g axit Salixylic tan trong 50ml cồn ethylic 70°; sau đó pha 5g Iodua Kali, lắc tan đều; pha vào 5g Iode metallic (nguyên chất, cuối cùng đổ thêm 50ml nước cất. Đó là dung dịch A.S.I.
– Cách dùng: như phác đồ 1.
– Thuốc phối hợp: như phác đồ 1.
– Hộ lý: như phác đồ 1.
Phác đồ 3:
– Thuốc điều trị: mỡ Genthizone 20g (bán sẩn)
– Cách dùng: như phác đồ 1.
Thuốc phối hợp: như phác đồ 1.
– Hộ lý: như phác đồ 1.
Phòng bệnh nấm da lông ở bò
– Phát hiện sớm súc vật bị bệnh, cách ly và điều trị kịp thời.
– Thực hiện vệ sinh chuồng trại, có sử dụng thuốc diệt nâán: dung dịch xút (NaOH) -3% dung dịch sunphat đổng (CuS04), phun theo định kỳ: 2 – 3 tuần/lần.