Bệnh lao bò sữa
Bệnh lao bò sữa tiếng Anh là Bovine tuberculosis, là một bệnh truyền nhiễm đường hô hấp mãn tính do vi khuẩn lao gây bệnh chung giữa người và một số loài thú.
Nội dung trong bài viết
- Khu vực Bệnh lao bò sữa tỉ lệ cao
- Nguyên nhân gây ra bệnh lao bò sữa
- Bệnh lý và lâm sàng
- Bệnh lý
- Triệu chứng lâm sàng
- Bệnh tích
- Dịch tễ
- Chẩn đoán lâm sàn bệnh lao bò sữa
- Điều trị bệnh lao bò sữa
- Phòng bệnh bệnh lao bò sữa
Khu vực Bệnh lao bò sữa tỉ lệ cao
– Bệnh lao là một bệnh truyền nhiễm đường hô hấp mãn tính do vi khuẩn lao gây bệnh chung giữa người và một số loài thú mà thường thấy ở bò sữa, phân bố rộng trên toàn thế giới.
– Ở Việt Nam, bệnh lao bò sữa đã được phát hiện ở nhiều cơ sở nuôi bò sữa cũng như các hộ nông dân nuôi bò sữa ở Mộc Châu (Sơn La), Đức Trọng (Lâm Đồng), ngoại vi Tp. Hồ Chí Minh và Hà Nội (1976 – 1992).
Tỷ lệ bò sữa bị bệnh: 2 – 5% so tổng đàn.

Bệnh lao bò sữa
Nguyên nhân gây ra bệnh lao bò sữa
Bệnh gây ra do vi khuẩn lao (Mycobacterium tuberculosis) gồm 4 chủng chính:
- Vi khuẩn lao ngưòi (Mycobacterium tuberculosis humanus)
- Vi khuẩn lao bò (M. tuberculosis bovinus)
- Vi khuẩn lao gà (M. tuberculosis avian)
- Vi khuẩn lao ở gậm nhấm (M. tuberculosis muris)
- Các chủng vi khuẩn lao đều có thể lây nhiễm chéo từ súc vật sang người và ngược lại.
- Vi khuẩn lao thường gây bệnh mãn tính đường hô hấp cho bò mẹ.
- Vi khuẩn lao tồn tại từ 2 – 3 tháng trong môi trường tự nhiên.
Bệnh lý và lâm sàng
Bệnh lý
– Vi khuẩn lao phát hiện chậm trong phôi, khí quản và hạch lâm ba đường hô hấp, phá hủy dần các khí quan hô hấp.
– Vi khuẩn lao gây viêm dính phế quản, phổi với các hạt lao điển hình, dẫn đến suy hô hấp.
– Vi khuẩn lao có trong sữa của bò bị bệnh lao.
Triệu chứng lâm sàng
- Thời gian ủ bệnh dài: 1 – 2 tháng.
- Giai đoạn đầu sốt cao 40 – 41°c, sau đó sốt nhẹ vào buổi chiều.
- Ho tăng dần, ngày một nặng.
- Thở khó cũng tăng dần.
- Thân thể gầy dần, xơ xác; giảm tiết sữa hoặc ngừng cho sữa.
- Bò bệnh chết do suy hô hấp và kiệt sức sau 3 – 6 tháng.
Bệnh tích
Mổ khám bò bệnh sẽ thấy:
- Phổi và màng phổi viêm dính vào khoang ngực.
- Hạch lâm ba phổi sưng cứng, có dạng bã đậu.
- Các hạt lao to nhỏ khác nhau ở phổi, phế quản, trên gan… bên trong cũng có bã đậu, cứng lại.
Dịch tễ
- Động vật mắc bệnh: người, bò và bò sữa, lợn, dê, chó, ngựa, gà… đều bị mắc bệnh ở tất cả các lứa tuổi. Bệnh lao lây nhiễm chéo giữa người và động vật.
- Mầm bệnh lây truyền từ súc vật bệnh sang súc vật khỏe qua đường hô hấp (tiếp xúc) và đường tiêu hóa (ăn, uống phải vi khuẩn lao).
- Bệnh lây nhiễm quanh năm, khi sức đề kháng của cơ thể giảm thấp.
Chẩn đoán lâm sàn bệnh lao bò sữa
- Chẩn đoán lâm sàng: căn cứ vào triệu chứng và bệnh tích đặc trưng như đã mô tả.
- Chẩn đoán vi sinh vật: tìm vi khuẩn từ bệnh phẩm: đờm, tổ chức phổi bằng nhộm Zeihl Neelson và nuôi cấy trên môi trường (Herold) sau 8 tuần lễ.
- Làm phản ứng trong da bằng Tuberculin P.P.D.
Điều trị bệnh lao bò sữa
- Về nguyên tắc: bệnh lao được điều trị bằng các kháng sinh đặc hiệu Kanamycin, Rifamycin trong thời gian 3 – 6 tháng, nhưng chỉ áp dụng cho người.
- Đối với bò sữa và súc vật khác thì sau khi phát hiện bệnh lao sẽ hủy bỏ, vì điều trị không hiệu quả về kinh tế, lại lây nhiễm bệnh trong đàn gia súc và người.
Phòng bệnh bệnh lao bò sữa
- Sử dụng vacxin: Vacxin BCG (vacxin chết) được dùng tiêm phòng bệnh lao cho bò sữa và trẻ em.
- Phát hiện sớm bò sữa bị bệnh và xử lý ngay, tránh lây nhiễm cho đàn bò và cho người do tiếp xúc và sử dụng sữa tươi không được tiệt trùng cẩn thận.
- Kiểm tra bò sữa và xử lý bò bệnh đúng quy định (tiêu diệt).
- Thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh thú y.
- Xuất nhập bò sữa phải kiểm tra bò sữa bằng phản ứng biến thái (dùng Tuberculin P.P.D) để phát hiện bò bệnh.