Bệnh cầu trùng ở bò (Coccidiosis)
Bệnh cầu trùng ở bò tên khoa học là Coccidiosis. Bệnh cầu trùng ở bò gây thiệt hại lớn cho nền chăn nuôi bò ở Việt Nam và thế giới nên bà con chăn nuôi nên chú ý phòng bệnh.
Nội dung trong bài viết
- Phân bố bệnh cầu trùng ở bò
- Đặc điểm sinh học của mầm bệnh
- Bệnh lý và lâm sàng
- Bệnh lý
- Triệu chứng lâm sàng bệnh cầu trùng ở bò
- Phòng bệnh bệnh cầu trùng ở bò
Phân bố bệnh cầu trùng ở bò
– Bệnh cầu trùng bò có ở hầu hết các nước trên thế giới, ở Mỹ, bệnh cầu trùng được xếp loại thứ 3 trong các bệnh gây hại cho bò (Swales, 1948). Mỗi năm, bệnh cầu trùng gây thiệt hại 10 triệu đô la cho nghề chăn nuôi bò tại Mỹ (Foster, 1949).
– Ở Việt Nam, bệnh cầu trùng đã được phát hiện ở các cơ sở chăn nuôi trâu, bò sữa. Đào Hữu Thanh (1976) kiểm tra 1948 mẫu phân bò của 12 nông trường thấy tỷ lệ nhiễm cầu trùng (Eimerỉa) là 20 – 50%. Lương Tố Thù (1986) đã phát hiện 7 loài cầu trùng thuộc giống Eimeria ký sinh và gây hại cho trâu sữa Murrah tại Trung tâm trâu sữa Phùng – Thượng.
Đặc điểm sinh học của mầm bệnh
Cho đến nay, đã có 19 loài cầu trùng thuộc giống Eimeria được phát hiện ký sinh và gây hại cho trâu bò, trong đó có 7 loài thường gặp. Dạng cầu trùng trưởng thành là noãn nang (Oocyst) có lẫn trong phân của vật chủ vói các kích thước, hình dạng và mầu sắc khác nhau, tuỳ loài cầu trùng (Trịnh Văn Thịnh, 1982; J. Kaufmann, 1996).
Eimeria lurni: hình thoi, hình trứng, hình bầu dục. Kích thước: 12 – 28 X 10-20 micromet. Màu xám tím hay xám lục. Vị trí ký sinh: ruột già, manh tràng.
Eimeria smithi: hình trứng. Kích thước: 25 – 32 X 20 – 29 micromet. Vị trí ký sinh: ruột non.
Eimeria ellipso dalis: hình bầu dục, hình trứng. Kích thước: 20 – 26 X 13 – 17 micromet. Vị trí ký sinh: ruột.
Eimeria cylindrical hình chuỳ. Kích thước: 14,4 – 23 X 26,4 micromet. Vị trí ký sinh: ruột.
Eimeria zurnabanensis: hình trụ. Kích thước: 25,2 – 43,2 X 18 – 32 micromet. Màu vàng nhạt. Vị trí ký sinh: ruột, manh tràng. .
Eimeria bukidnonensis: hình quả lê. Kích thước: 46,8 – 51,7 X 33,3 – 37,8 micromet. Màu vàng nhạt hoặc nâu. Vị trí ký sinh: ruột.
Eimeria alabamanensis: hình bầu dục, hình thoi, hình trứng. Kích thước: 13 – 24 X 11 – 16 micromet. Mầu vàng xám hoặc vàng nâu. Vị trí ký sinh: ruột.
Vòng đời: Cầu trùng phát triển theo 2 giai đoạn:
– Giai đoạn phát triển ngoài tự nhiên: noãn nang được bài xuất ra ngoài theo phân, bên trong có 4 bào nang. Gặp các điều kiện thuận lợi: nhiệt độ: 15 – 30°c, ẩm độ: 70 – 90%, mỗi bào nang phát triển thành 2 bào thử thể. Đây là dạng noãn nang cảm nhiễm. Bê nghé ăn phải noãn nang này sẽ bị nhiễm cầu trùng.
– Giai đoạn phát triển trong cơ thể: noãn nang cảm nhiễm vào hệ thống tiêu hoá của bê nghé sẽ vỡ ra, giải phóng các bào tử thể. Bào tử thể phát triển qua 3 giai đoạn, thành 2 dạng: bào tử đực và bào tử cái. Hai dạng bào tử này kết hợp với nhau thành hợp tử. Hợp tử lớn dần, vỡ ra, giải phóng các noãn nang. Noãn nang theo phân ra ngoài và lại phát triển theo chu kỳ. (G. Lapage, 1968).
Bệnh lý và lâm sàng
Bệnh lý
Các loài cầu trùng Eimeria spp. ký sinh và gây tổn thương lớp nhung mao ruột, lớp cơ vòng tiếp với lớp nhung mao, làm tróc lớp nhung mao, vỡ các mao mạch ở lớp cơ vòng, gây xuất huyết ruột.
Cầu trùng tiết ra độc tố và các enzyme phá hoại mô ruột.
Những tổn thương gây ra do cầu trùng tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm ruột cata (Kendall, 1963).
Triệu chứng lâm sàng bệnh cầu trùng ở bò
Bê, nghé có thời gian ủ bệnh: 7 – 10 ngày.
Bê, nghé bệnh thể hiện: Súc vật ít ăn, mệt mỏi, uống nước nhiều, sau đó đi ỉa lỏng. Lúc đầu phân sền sệt, có nhiều dịch nhầy; sau có lẫn máu màu cà phê hoặc đỏ tươi, có mùi tanh. Mỗi lần ỉa con vật phải cong đuôi, cong lưng rặn ỉa, nhưng lại rất ít phân, giống như súc vật mắc hội chứng lỵ.
Bê, ngé cũng thường bị nhiễm trùng ruột kế phát qua các tổn thương do cầu trùng, Các trường hợp như vậy, bê nghé bị sốt 40 – 41°c và bệnh viêm ruột sẽ nặng hơn. Bê nghé bệnh bị chết trong trạng thái kiệt sức do mất máu, mất nước sau 7 – 10 ngày và chết với tỷ lệ cao 30 – 38% số bị bệnh, nếu không được điều trị kịp thời.
Bệnh tích bệnh cầu trùng ở bò
Mổ khám bê nghé bệnh thấy: niêm mạc ruột non và ruột già bị sung huyết, tróc từng mảng; một số chỗ bị chảy máu, nơi có cầu trùng ký sinh, như: ruột già, manh tràng, đoạn ruột non tiếp nối với ruột già.
Dịch tễ học bệnh cầu trùng ở bò
– Bệnh cầu trùng chỉ thấy ở bê, nghé non lứa tuổi: 7 – 10 tuần, sau đó tỷ lệ nhiễm cầu trùng giảm dần khi tuổi bê nghé tăng lên. Trâu bò trưởng thành rất ít thấy bị bệnh cầu trùng.
– Bệnh cầu trùng thường lưu hành ở các cơ sở chăn nuôi điều kiện về sinh kém: ẩm ướt, thiếu ánh sáng, nền chuồng bẩn… Bệnh xảy ra quanh năm nhưng chủ yếu xảy ra vào mùa xuân và đầu mùa hè có thời tiết nóng ẩm.
Chẩn đoán bệnh cầu trùng ở bò
– Chẩn đoán lâm sàng: căn cứ vào hội chứng lỵ của bê nghé bệnh có thể chẩn đoán bệnh.
– Chẩn đoán tìm ký sinh trùng: xét nghiệm phân theo phương pháp phù nổi (Fulerbon) để tìm noãn nang cầu trùng.
Điều trị bệnh cầu trùng ở bò
Có thể dùng 1 trong 2 phác đồ sau:
Phác đồ điều trị bệnh cầu trùng ở bò 1:
Thuốc điều trị: Sulfamerazin hoặc Sulfadimerazin,
Liều dùng: 0,10 – 0,12 g/kg thể trọng.
Liệu trình: 5-6 ngày liên tục.
Cách sử dụng: trộn thuốc vào thức ăn hoặc phâ nước cho súc vật uống.
Thuốc phối hợp: dùng kháng sinh chống nhiễm khuẩn thứ phát, có thể dùng 1 trong hai loại sau:
Oxytetracyclin: liều dùng: 30 – 40 mg/kg thể trọng, cho uống. Dùng liên tục 4 – 5 ngày.
Kanamycin: liều dùng: 30 – 50mg/kg thể trọng. Dùng liên tục 4 – 5 ngày.
Thuốc điều trị triệu chứng và trợ sức:
Tiêm vitamin K để chống chảy máu ruột.
Tiêm vitamin Bl, vitamin c và Cafein để trợ tim mạch.
Truyền dung dịch sinh lý ngọt và sinh lý mặn đẳng trương khi súc vật bệnh mất nước do ỉa chảy. Liều truyền: lOOOml/lOOkg thể trọng/ngày.
-Hộ lý: chăm sóc, nuôi dưỡng tốt súc vật bệnh; đảm bảo nền chuồng khô sạch.
Phác đồ điều trị bệnh cầu trùng ở bò 2
-Thuốc điều trị: Sulfaquinoxalin
Liều dùng: 20mg/kg thể trọng.
Liệu trình: dùng 3-4 ngày liền.
Cách sử dụng: pha nước cho súc vật uống hoặc trộn với thức ăn.
-Thuốc phối hợp: như phác đồ 1.
-Thuốc điều trị triệu chứng và trợ tim mạch: như phác đồ 1. • • .
-Hộ lý: như phác đồ 1.
Phòng bệnh bệnh cầu trùng ở bò
– Sử dụng thuốc phòng nhiễm: ở các cơ sở có ỉ ưu hành bệnh cần dùng thuốc phòng nhiễm cho bê nghé • Dùng 1 trong 2 loại thuốc sau:
Sulfamerazin hoặc Sulfadimerazin: dùng liều 20 – 30 mg/kg thể trọng, cho uống mỗi tuần lễ dùng 2 ngày đối với bê nghé ở lứa tuổi 2-10 tuần.
Esb3: Pha theo tỷ lệ lg/lít nước, cho bê nghé uống 2 ngày/tuần lễ.
– Thực hiện vệ sinh chuồng trại và ủ phân diệt noãn nang cầu trùng.
Cần định kỳ dùng thuốc sát trùng, như : Cresyl -3%; dung dịch Hanlodin 5 %0, rửa hoặc phun nền chuồng 2-3 tuần/lần.